Thủy sản

27-11-2014 00:01

Các dấu hiệu lâm sàng về bệnh thuỷ sản

1. Tôm sú (Penaeus monodon),

    Tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei)

* Bệnh đốm trắng (WSSV, WSD)

Dấu hiệu đặc trưng là các đốm trắng tròn dưới lớp vở kitin, đặc biệt các đốm trắng tập trung ở giáp đầu ngực và đốt bụng cuối cùng. Tôm bệnh có thể bị chuyển sang màu hồng đỏ.

http://eff.com.vn/project1/upload/images/untitled(2).JPG                  http://eff.com.vn/project1/upload/images/2.JPG

http://eff.com.vn/project1/upload/images/3.JPG

* Bệnh đầu vàng (YHV)

Tôm nhiễm YHV màu sắc cơ thể nhợt nhạt, giáp đầu ngực phồng lên và có màu vàng. Mang tôm bệnh có màu trắng, vàng nhạt hay nâu và gan có màu vàng nhợt. Có khi dấu hiệu đầu vàng lẫn đốm trắng.

http://eff.com.vn/project1/upload/images/4(1).JPG

                                    Tôm sú bị bệnh đầu vàng (2 con phía trên) –

                                             Nguồn: TS. Bùi Quang Tề

 

http://eff.com.vn/project1/upload/images/5.JPG

Bệnh đầu vàng trên tôm sú: Tôm bên trái: bị nhiễm bệnh. Tôm bên phải: bình thường (Nguồn: DV Lightner – Enaca)

* Hội chứng Taura (TSV) – bệnh đỏ đuôi trên tôm thẻ

Tôm bị bệnh cho thấy sự chuyển màu đỏ nhợt, đặc biệt là đuôi và các chân bơi, nên đặt tên là bệnh đỏ đuôi - Tail Red Diseasse. Sự dày mọng  của các mép chân bơi, chân bò và đuôi tôm, là dấu hiệu đầu tiên của sự hoại tử cục bộ. Tôm bệnh còn có một số dấu hiệu khác như:  mềm vỏ, ruột rỗng. và thường chết khi lột xác. Có giai đoạn nhiều điểm bị thương tổn mầu nâu, đen trên vỏ kitin.

http://eff.com.vn/project1/upload/images/6.JPG   http://eff.com.vn/project1/upload/images/7.JPG

                                             Đuôi đỏ, mép đuôi hoại tử

                               (Nguồn: TS Bùi Quang Tề, TS. DV Lightner)

http://eff.com.vn/project1/upload/images/8.JPG

             Thân chuyển màu hồng và đuôi có màu trắng đục (con phía trên)

                                    (Nguồn: TS Bùi Quang Tề)

http://eff.com.vn/project1/upload/images/9.JPG

   Thân tôm có thể chuyển sang màu trắng đục và luôn có đốm đen do hoại tử

                                       (Nguồn: TS.  DV Lightner)

* Bệnh hoại tử cơ quan tạo máu (IHHNV)

Còi cọc, dị dạng: sự uốn cong hay dị dạng của chùy đầu, sự nhăn nhúm của râu, sự xù xì thô ráp  và méo mó của vỏ kitin.

http://eff.com.vn/project1/upload/images/10.JPG http://eff.com.vn/project1/upload/images/11.JPG

* Bệnh hoại tử cục bộ ở giáp xác: 

Bệnh này còn có thể có các tên gọi khác: Bệnh vỏ (shell disease), bệnh đốm nâu, đốm đen (Brown  or  black  spot disease), bệnh hoại tử  phụ  bộ (Necrosis of  Apendages  disease).

Xuất hiện các vùng mềm trên vỏ kitin, sau đó tạo nên các điểm nâu, đen hay trắng, tại đó vỏ kitin bị ăn mòn, các phần phụ (chân bò, chân bơi, râu...) và đuôi tôm có thể phồng lên lên rồi mòn cụt dần.

http://eff.com.vn/project1/upload/images/12(1).JPG    http://eff.com.vn/project1/upload/images/131.JPG

       Bệnh hoại tử  phụ  bộ (Necrosis of  Apendages  disease)

2. Tôm hùm (bông - Panulirus ornatus, xanh/đá – P.homarus, sỏi - P. stimpsoni, đỏ - P. longipes, tre - P. polyphagus)

* Bệnh tôm hùm sữa

Máu và dịch tiết của tôm có màu trắng đục như sữa. Điểm nối giữa thân và giáp đầu ngực long ra, thường có màu trắng sữa ở cả hai mặt, cơ thịt bị thối rữa.

http://eff.com.vn/project1/upload/images/1.JPG         http://eff.com.vn/project1/upload/images/2(1).JPG

* Bệnh đen mang

Mang tôm có màu nâu ở vùng thương tổn, các tổ chức mô tại vị trí này bị phá huỷ. Vị trí tổn thương chuyển màu đen và lan rộng khắp cả mang, toàn bộ tơ mang bị phá huỷ. Màu sắc cơ thể thay đổi.

http://eff.com.vn/project1/upload/images/3(1).JPG http://eff.com.vn/project1/upload/images/4(2).JPG

                                               (Nguồn: Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 3)

* Bệnh đỏ thân

Tôm bệnh có hiện tượng đỏ vùng giáp đầu ngực hay vùng bụng, lan dần ra toàn bộ cơ thể tôm. Mặt bụng tôm tím bầm, các khớp ở đôi chân bò rời ra, đôi râu xúc tu 2 dễ gãy.

http://eff.com.vn/project1/upload/images/5(1).JPG               http://eff.com.vn/project1/upload/images/6(1).JPG

                    Tôm bệnh                                                   Tôm khỏe

http://eff.com.vn/project1/upload/images/7(1).JPG   http://eff.com.vn/project1/upload/images/8(1).JPG

* Các loài tôm hùm được nuôi phổ biến hiện nay

http://eff.com.vn/project1/upload/images/9(1).JPG

http://eff.com.vn/project1/upload/images/10(1).JPG

 

http://eff.com.vn/project1/upload/images/11(1).JPG

http://eff.com.vn/project1/upload/images/12(3).JPG

                                            TÔM HÙM TRE (PANULIRUS POLYPH

AGU)

3. Cá bống tượng (Oxyebotris marmoratus)

* Bệnh lở loét

Da cá nhợt nhạt và xuất hiện các vết loét dần dần lan rộng có thể ăn sâu đến xương. Cơ quan nội tạng hầu như không bị thương tổn.

http://eff.com.vn/project1/upload/images/13.JPG

http://eff.com.vn/project1/upload/images/14.JPG

* Bệnh đốm đỏ

Thân và vùng bụng bị xuất huyết. Vảy dựng lên, các gốc vây xuất huyết và ứ nước vàng. Bụng cá trương to, chứa dịch và đỏ bầm. Ở một số cá bệnh mắt và hậu môn lồi ra, vây cá rách xơ xác dần dần bị rụng, bên trong thịt ứ máu và mủ.

http://eff.com.vn/project1/upload/images/1(1).JPG

* Bệnh mất nhớt

Bề mặt da xuất hiện một lớp nhớt dày bao phủ. Trên thân từng vùng bị trắng. Bệnh nặng xuất hiện các vết loét ăn sâu vào cơ thể.

4. Cá mú: cá mú chấm (Epinephelus areolatus), cá mú hoa nâu/ mú cọp (E. fuscoguttatus),  mú chấm xanh (E. chlorostigma),cá mú chấm sáu vạch đen (E. fasciatus). 

Cá chẽm (Lates calcarifer)

* Bệnh hoại tử thần kinh (VNN) do virus

Thân cá chuyển sang màu tối. Mang cá nhợt nhạt. Bóng hơi có thể căng phồng, dễ vỡ. Ruột cá không có thức ăn nhưng lại chứa loại chất sệt mà xanh lá cây.

http://eff.com.vn/project1/upload/images/2(2).JPG

http://eff.com.vn/project1/upload/images/3(2).JPG

                   A) mang màu trắng B) hoại tử mang

    C) Tổn thương trên da và mảng màu trắng trên mang

* Bệnh do Iridovirus

Grouper iridoviral disease – GIV

Cơ thể chuyển màu đen, đặc biệt ở phần cuối thân và vây đuôi.

http://eff.com.vn/project1/upload/images/5(2).JPG

http://eff.com.vn/project1/upload/images/6(2).JPG

 loét sâu trong các mô cơ bắp (trên) và bóng nước màu đỏ trên bề mặt cơ thể (dưới).

http://eff.com.vn/project1/upload/images/7(2).JPG

Cá bị bệnh xuất hiện khối u lồi màu trắng, nâu hay hồng có đường kính tới 5mm trên da, mang, vây.

* Bệnh do vi khuẩn

Xuất huyết dưới da và các gốc vây. Các vây trên cơ thể bị thối rữa mòn cụt. Cá bệnh có mắt bị lồi. Cũng có thể tạo ra các vùng loang, tại đó vẩy rụng, có màu trắng hay đỏ. Có thể có các khối u màu đỏ, hay các vết loét sâu, nông kèm theo xuất huyết.

http://eff.com.vn/project1/upload/images/8(2).JPG http://eff.com.vn/project1/upload/images/9(2).JPG

http://eff.com.vn/project1/upload/images/10(2).JPG    http://eff.com.vn/project1/upload/images/11(3).JPG

  1. Cá bị bệnh lở loét
  2. Vibriosis trong cá mú: tổn thương da xuất huyết trên phần lưng và vây ngực xuất huyết cho thấy vây thối
  3.  Xuất huyết cấp tính  ở cá chẽm

5. Cua (Scylla serrata)

* Bệnh họai tử cục bộ (bệnh rỉ sắt, bệnh hoa mai)

Xuất hiện các vùng mềm trên vỏ kitin, vỏ kitin bị ăn mòn, các phần phụ mòn cụt dần. Trường hợp nghiêm trọng, bệnh lây lan sang phần bụng gây ra màu nâu rộng lớn sau đó chuyển đen.

 

http://eff.com.vn/project1/upload/images/12(4).JPG

* Bệnh ký sinh trùng

Có sự hiện diện của ký sinh trùng xung quanh mai, quanh rìa mai gần mắt và thấy nhiều trên tơ mang.

http://eff.com.vn/project1/upload/images/13(1).JPG

* Bệnh cua sữa (virus dạng herpes)

 Cua bò chập chạp, lờ đờ, chết dần trong thời gian ngắn, máu trắng bệch giống như màu nước vo gạo nên gọi là bệnh cua sữa.

* Bệnh run chân do Rickettsia

Cua kém ăn, hoạt động yếu. Bệnh nặng chân bò run nên còn gọi là bệnh cua run chân.

Tham khảo.

Bình chọn tin tức: (5.0 / 1 đánh giá)

Tin tức liên quan

BỆNH TIÊU CHẢY

BỆNH TIÊU CHẢY

ĐẶC TRỊ BỆNH

Xem tiếp
BÊNH VIÊM PHỔI - SUYỂN APP

BÊNH VIÊM PHỔI - SUYỂN APP

CÁCH ĐIỀU TRỊ HO SUYỄN

Xem tiếp
Bệnh hen khẹc - crd

Bệnh hen khẹc - crd

Cách điều trị bệnh hen khẹc - Biopharma

Xem tiếp
Bệnh phân trắng phân xanh gia cầm

Bệnh phân trắng phân xanh gia cầm

Cách điều trị bệnh tiêu chảy - Biopharma

Xem tiếp
BỆNH NỘI KHOA

BỆNH NỘI KHOA

KÝ THUẬT BỆNH NỘI KHOA

Xem tiếp
BỆNH NGOẠI KHOA

BỆNH NGOẠI KHOA

CÁC BỆNH NGOẠI KHOA - BIOPHARMA

Xem tiếp
BỆNH SẢN KHOA

BỆNH SẢN KHOA

CÁC BỆNH SẢN KHOA - BIOPHARMA

Xem tiếp
Bệnh Viêm da

Bệnh Viêm da

Viêm da - ghẻ

Xem tiếp
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ SINH HỌC DƯỢC PHẨM XANH
GREEN BIOTECHNOLOGY PHARMACEUTICAL., JSC - BIOPHARMA
Add: 11/64/26- Phan Dinh Giot str.-Phuong Liet ward- Thanh Xuan dist.- Ha Noi city-
Tel: +84 2466 809 831*Hotline: +84 912 906 486*Email: mkt.biopharma@gmail.com*Website: biopharma.com.vn

 

 
 

  Hotline: 02466809831