BỆNH TRUYỀN NHIỄM

21-02-2017 17:51

BỆNH TRUYỀN NHIỄM

ĐẶC ĐIỂM CỦA BỆNH TRUYỀN NHIỄM VÀ SỨC ĐỀ KHÁNG CỦA CƠ THỂ ĐỐI VỚI BỆNH

 

1. Đặc điểm của bệnh truyền nhiễm

1.1. Do mầm bệnh gây ra

Bệnh truyền nhiễm có đặc tính chung là có tính chất lây lan và do các vi sinh vật gây nên, các vi sinh vật này được gọi là mầm bệnh.

Mầm bệnh có nhiều loại, mỗi loại thường gây nên một loại bệnh có đặc điểm riêng. Mầm bệnh bao gồm có: vi khuẩn, virus, xoắn khuẩn, rickettsia, mycopiasma (PPLO), nấm, nguyên trùng (protozoa).

1.2. Có hiện tượng nhiễm trùng

   1.2.1. Khái niệm

      Hiện tượng nhiễm trùng là hiện tượng sinh vật phức tạp: bắt đầu bằng cuộc đấu tranh giữa cơ thể bị xâm nhiễm và mầm bệnh, kết quả bệnh có thể xảy ra.

   1.2.2. Điều kiện của mầm bệnh để gây bệnh nhiễm trùng

- Tính gây bệnh

- Độc lực

- Số lượng

- Đường xâm nhập

   1.2.3. Phương thức tác động của mầm bệnh

      Phương thức tác động của vi khuẩn trên cơ thể động thực vật chủ yếu gồm 2 mặt

     - Sinh sản cực mạnh, chiếm đoạt vật chất của cơ thể ký chủ đề phát triển (virus, vi khuẩn nhiệt thân)

     - Tác động bằng các chất tiết như giáp mô, yếu tố lan truyền hay khuyết tán, công kích tố và các men như: hemolinaza, colagenaza, fribrinolizin, leucocidin,…

   1.2.4. Các loại nhiễm trùng

- Nhiễm trùng từ ngoài

- Nhiễm trùng từ trong

- Nhiễm trùng đơn thuần

- Nhiễm trùng kết hợp (Nhiễm trùng kế ghép)

- Nhiễm trùng kế phát

- Bội nhiễm

- Tái nhiễm

- Tái phát

- Nhiễm trùng huyết: khi mầm bệnh sinh sản và phát triển một thời gian dài trong máu.

- Nhiễm mủ huyết: Khi các vi khuẩn sinh mủ sinh sản và lan tràn bằng đường lâm ba và đường máu có thể gây tổn thương ở các cơ quan tổ chức khác nhau.

- Nhiễm trùng huyết sinh mủ: khi hiện tượng nhiễm trùng huyết và nhiễm mủ huyết xảy ra cùng một lúc.

- Nhiễm độc huyết: Có một số loại vi khuẩn sinh sản và hình thành độc tố trong cơ thể nhưng không lan tràn xa tổ chức cư trú, đặc điểm của vi khuẩn này là 2 có độc tố cao và đầu độc cơ thể bằng độc tố.

   1.2.5. Quá trình tiến triển của bệnh truyền nhiễm

Bệnh truyền nhiễm tiến triển qua 4 giai đoạn

- Thời kì nung bệnh: Là thời gian tính từ khi mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể cho đến khi con vật có biểu hiện triệu chứng đầu tiên của bệnh. Thời kì nung bệnh của từng loại bệnh khác nhau. Thời kì nung bệnh còn tùy thuộc vào nhiều nguyên nhân như: số lượng và độc lực của mầm bệnh, đường xâm nhập và sức đề kháng của cơ thể.

- Thời kì khởi phát: Ở thời kì này cơ năng của cơ thể đã bị rối loạn con vật đã thể hiện những triuệu chứng của nhiễm trùng, nhiễm độc như thân nhiệt tăng, ủ rủ, mệt mỏi kém ăn, đó là những triệu chứng chung có thể thấy ở phần lớn các  bệnh truyền nhiễm.

- Thời kì toàn phát: Do tính hướng tổ chức của mầm bệnh, mầm bệnh đột nhập và tác động đến các nội tạng nhất định, con vật mắc bệnh xuất hiện đầy đủ các triệu chứng điển hình của từng loại bệnh. Vì vậy ở thời kì này bên cạnh các triệu chứng chung ngày càng nặng, ta còn thấy triệu chứng và bệnh tích đặc trưng của bệnh.

- Thời kì cuối bệnh

Tùy theo sức đề kháng của con vật, mỗi bệnh truyền nhiễm có thể kết thúc theo nhiều khả năng.

- Con vật mắc bệnh có thể chết nếu mầm bệnh thắng sức đề kháng của cơ thể.

- Nếu mầm bệnh và sức đề kháng của cơ thể không bên nào thắng bên nào thì

+ Có thể các triệu chứng bệnh giảm dần, biến thành bệnh mãn tính.

+ Cũng có thể con vật lành hẳn về triệu chứng, trở thành con vật lành bệnh mang trùng.

- Con vật lành bệnh hoàn toàn: khi sức đề kháng của cơ thể thắng mầm bệnh. Các phản ứng miễn dịch bắt đầu chiếm ưu thế, các rối loạn và tổn thương bắt đầu phục hồi, mầm bệnh dần dần bị tiêu diệt và thải trừ ra khỏi cơ thể trong một khoảng thời gian ngắn.

   1.2.6. Các thể bệnh

- Thể quá cấp tính: (ác tính)

Bệnh diễn ra rất nhanh chóng, con vật chết ngay sau khi vừa xuất hiện triệu chứng, hoặc không kịp xuất hiện triệu chứng. Thể này thường xảy ra ở đầu ổ dịch. Vật mắc bệnh dễ chết, triệu chứng và bệnh tích không điển hình.

- Thể cấp tính

Bệnh tiến triển dài hơn so với thể quá cấp tính, kéo dài từ vài ngày tới vài tuấn, tỷ lệ chết cao, triệu chứng và bệnh tích rõ, dẽ chẩn đoán.

- Thể mãn tính

Bệnh kéo dài hàng tháng có khi hàng năm, triệu chứng thường không tháy rõ hoặc không thấy biểu hiện, tỷ lệ chết thấp, khó chẩn đoán.

- Thể ẩn

Con vật không có triệu chứng bệnh nhưng trong phủ tạng có bệnh tích, con vật mang mầm bệnh rất lâu và bài mầm bệnh thường xuyên ra bên ngoài.

- Thể không điển hình

Ở thể này triệu chứng và bệnh tích khác với triệu chứng và bệnh tích điển hình của bệnh.

-Thể khỏe mang trùng

Con vật khỏe như thường nhưng khi có mang và bài mầm bệnh ra ngoài.

            Các thể trên đều có thể chuyển hoá từ thể này sang thể khác tuỳ theo sức đề kháng của cơ thể. Các thể quá cấp, cấp tính gây chết nhanh và nhiều gia súc nhưng xét về mặt dịch tễ học thì nó không nguy hiểm bằng các thể ẩn, thể khỏe mang trùng vì các thể này khó nhận biết, khó chẩn đoán kịp thời và chính xác nên có khả năng làm bệnh kéo dài.

2. Sức đề kháng của cơ thể

Mầm bệnh là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh truyền nhiễm nhưng không phải lúc nào mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể là cơ thể gây nên bệnh là vì cơ thể có khả năng chống lại tác hại của mầm bệnh trong một mức độ nhất định, khả năng này được gọi là sức đề kháng hay khả năng miễn dịch của cơ thể.

2.1. Các yếu tố sức đề kháng của cơ thể

- Da

- Niêm mạc

- Dịch của các tuyến

- Gan

- Lách

- Thận

- Hạch lâm ba

- Hiện tượng viêm

- Hiện tượng thực bào: đại thực bào và tiểu thực bào

- Kháng thể: Kháng thể tự nhiên không đặc hiệu và kháng thể đặc hiệu.

2.2. Các yếu tố ảnh hường đền sức đề kháng của cơ thể

   2.2.1.Yếu tố bên trong

- Thể chất và loại hình thần kinh

Thể chất là tổng hợp các đặc điểm hình thái, sinh lí của cơ thể và được quyết định bởi loại hình thần kinh làm cho con vật có tính phản ứng với môi trường mạnh hay yếu.

- Tuổi

- Giống

    2.2.2. Các yếu tố bên ngoài

* Dinh dưỡng: Gia súc ăn không đầy đủ, chất lượng thức ăn kém sức đề kháng của cơ thể giảm.Trong thức ăn ta cần chú ý các thành phần sau:

2.3 Vệ sinh gia súc

Điều kiện vệ sinh gia súc ảnh hưởng trực tiếp đến sức đề kháng của cơ thể. Nhiều bệnh truyền nhiễm có thể xảy ra hoặc tái phát do nuôi dưỡng và vệ sinh kém.

2.4 Chuồng trại

Chuồng trại ảnh hưởng đối với gia súc thông qua nhiệt độ và ẩm độ.

Ngoài ra độ thoáng, cường độ chiếu sáng cũng có vai trò quan trọng đối với sức đề kháng của cơ thể.

2.5. Thức ăn, thức uống

Thức ăn, thức uống mất vệ sinh có thể mang mầm bệnh và độc tố làm gia súc bị trúng độc.

2.6. Ký sinh trùng

Các loại ký sinh trùng cùng là yếu tố làm giảm sức đề kháng của cơ thể ký chủ do chúng lấy chất dinh dưỡng, tiết độc tố và tác động gây tổn thương cơ quan nội tạng tạo điều kiện cho vi trùng xâm nhập vào gây bệnh.

 

QUÁ TRÌNH SINH DỊCH

1. Khái niệm

Quá trình sinh dịch là quá trình bệnh truyền nhiễm lây liên tục từ súc vật bệnh sang súc vật khỏe. Một vụ dịch muốn phát ra cần phải có 3 yếu tố đó là nguồn bệnh, nhân tố trung gian và súc vật cảm thụ. Nếu thiếu một trong ba yếu tố trên hoặc thiếu sự liên hệ giữa hai trong ba yếu tố trên quá trình sinh dịch khôn gthể phát sinh được.

2. Các khâu của quá trình sinh dịch

2.1 Nguồn bệnh

- Con vật đang mắc bệnh: bao gồm các gia súc, gia cầm, dã thú và người mắc bệnh ở các thể khác nhau.

- Con vật mang trùng: bao gồm các gia súc, gia cầm, dã thú và con người mang trùng.

2.2 Nhân tố trung gian

Bệnh truyền nhiễm có thể xảy ra trực tiếp từ con vật mắc bệnh sang con bệnh khỏe do chúng tiếp xúc trực tiếp với nhau như khi cọ xát (ghẻ, viêm da, đậu,…) khi giao phối (sẩy thai truyền nhiễm), liếm cắn (bệnh dại). Nhưng có rất nhiều bệnh truyền nhiễm lây qua nhân tố trung gian truyền bệnh như không khí, thức ăn, nước uống, đất,…

Nhân tố trung gian là khâu thứ 2 của quá trình sinh dịch có vai trò chuyển mầm bệnh từ nguồn bệnh tới sinh vật cảm thụ.

Có rất nhiều nhân tố trung gian truyền bệnh

-Thức ăn, nước uống

- Đất

- Không khí

- Côn trùng: Như ruồi, muỗi, rận, ve, bọ chét,.. truyền mầm bệnh theo hai phương thức

+ Phương thức sinh học

+ Phương thức cơ học

- Các loại động vật khác: Như chó, mèo, loài gậm nhấm, dã thú, chim,… mầm bệnh dính vào chân, đầu, thân của các loài gia súc này và được truyền đi. Dã thú còn là nguồn tồn trữ dịch bệnh.

- Người: Đặc biệt là những người trực tiếp với gia súc như công nhân, cán bộ thú y. Mầm bệnh dính vào quần áo, chân tay, giày dép,…

- Dụng cụ chăn nuôi thú y

- Sản phẩm gia súc: Thịt sữa, da , xương, lông, sừng, móng

- Sản phẩm nông nghiệp: Cỏ, rơm, khoai, hạt giống,…

2.3 Súc vật cảm thụ

Đây là khâu không thể thiếu được của quá trình sinh dịch. Sức cảm thụ của con vật đối với bệnh là điều kiện bắt buộc để dịch phát sinh và phát triển. Sức cảm thụ của động vật đối với bệnh phụ thuộc vào sức đề kháng.

2. Phương thức truyền bệnh

2.1 Phương thức truyền bệnh trực tiếp

Bệnh truyền thẳng từ con vật bệnh sang con vật khỏe không cần các nhân tố trung gian.

Ví dụ : Bệnh sẩy thai truyền nhiễm, bệnh dại.

Trong phương thức truyền bệnh này thường mầm bệnh có sức đề kháng yếu.

2.2 Phương thức truyền bệnh gián tiếp

Trong phương thức này mầm bệnh phải thông qua các nhân tố trung gian mới có thể truyền bệnh được.

Ví dụ: Bệnh dịch tả (qua thức ăn, nước uống).

Có những bệnh bắt buộc phải lây qua phương thức này.

Ví dụ: Bệnh ký sinh trùng đường máu.

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh dịch

3.1 Các yếu tố tự nhiên

Ảnh hướng có lợi hoặc không có lợi đến các khâu trong quá trình sinh dịch như sau:

   3.1.1 Ảnh hưởng đến nguồn bệnh

- Nguồn bệnh là gia súc, gia cầm

- Nguồn bệnh là dã thú, côn trùng

- Ngoài ra nhân tố thiên nhiên còn ảnh hửơng đến mầm bệnh thông qua nguồn bệnh (ảnh hưởng đến độc lực của mầm bệnh), mầm bệnh ở ngoài thiên nhiên thì các nhân tố tự nhiên làm tăng hoặc giảm só lượng mầm bệnh, làm chúng phân tán rộng hay hẹp.

   3.1.2  Ảnh hưởng đến các nhân tố trung gian

- Đối với các nhân tố trung gian không phải là sinh vật

- Đối  với các nhân tố trung gian là sinh vật

   3.1.3 Ảnh hưởng đến gia súc cảm thụ

Các yếu tố thiên nhiên (khí hậu, nhiệt độ, ánh sáng, ẩm độ,…) tác động làm tăng hoặc giảm sức đề kháng của cơ thể gia súc làm sức cảm thụ đối với bệnh của đàn thay đồi.

3.2 Các nhân tố xã hội

Bệnh truyền nhiễm là một hiện tượng sinh vật, nhưng dịch bệnh xảy ra trong một xã hội nhất định và chịu ảnh hưởng của các yếu tố xã hội bao gồm điều kiện ăn ở, đời sống vật chất, trình độ văn hóa, khoa học kĩ thuật, tập quán xã hội, hoạt động kinh tế, …đều làm ảnh hưởng đến dịch bệnh của gia súc.

4. Hình thức và tính chất của dịch

4.1 Hình thức của dịch

- Dịch lẻ tẻ: Số con phát bệnh lẻ tẻ trong một thời gian dài.

Ví dụ: Bệnh tụ huyết trùng, bệnh uốn ván.

- Dịch địa phương: Dịch phát ra giới hạn trong một địa phương, một vùng, không lan rộng.

Ví dụ: Bệnh nhiệt thán.

- Dịch: Bệnh phát ra và lan rộng trong phạm vi một huyện, tỉnh trong thời gian ngắn.

Ví dụ: Bệnh dịch tả lợn.

- Dịch lớn: bệnh phát ra ồ ạt, lan tràn rất nhanh và rất rộng, trong thời gian ngắn lan ra hàng mấy tỉnh , có khi cả nước hoặc nhiều nước.

Ví dụ: Bệnh dịch tả trâu bò, bệnh lở mồm long móng.

4.2 Tính chất của dịch

- Tính chất mùa

- Tính chất vùng

- Tính chất chu kì

 

PHÒNG CHỐNG BỆNH TRUYỀN NHIỄM

1. Nguyên lý

Bệnh truyền nhiễm xảy ra được là do 3 khâu của quá trình sinh dịch: nguồn bệnh, nhân tố trung gian truyền bệnh và súc vật cảm thụ và có sự liên hệ giữa 3 khâu đó, thiếu một trong 3 khâu hoặc thiếu sự liên hê giữa 2 trong 3 khâu thì dịch bệnh không thể xảy ra được.

2. Các biện pháp phòng bệnh truyền nhiễm

Các biện pháp phòng bệnh đều nhằm mục đích phòng dịch xuất hiện.

Cần thực hiện các biện pháp tổng hợp tác động đến nhiều khâu, nhiều mặt của quá trình sinh dịch.

2.1 Biện pháp đối với nguồn bệnh

Phát hiện gia súc mang trùng

Cách li triệt để các con vật đã phát hiện có mang trùng

Giết hoặc điều trị dự phòng các gia súc có mang trùng

Đối với những con vật mang trùng là dã thú hay côn trùng thì phải dùng mọi biện pháp tiêu diệt và ngăn ngừa chúng tiếp xúc với gia súc, gia cầm.

2.2 Biện pháp đối với nhân tố trung gian

Xoá bỏ nhân tố trung gian, chủ yếu là các biện pháp vệ sinh thức ăn, nước uống, chuồng trại, thân thể gia súc, tiêu độc, tiêu diệt côn trùng và chuột.

   2.2.1 Tiêu độc

Nhằm mục đích tiêu diệt các mầm bệnh trên nhân tố trung gian

* Các cách tiêu độc:

+ Tiêu độc cơ giới: Làm giảm số lượng mầm bệnh hoặc làm giảm những chất thích hợp cho sự tồn tại mầm bệnh và làm tăng hiệu lực tác dụng của các phương pháp khác, thường thực hiện trước và sau các biện pháp tiêu độc khác.

+ Tiêu độc vật lí: Có nhiều phương pháp như dùng ánh sáng mặt trời, nhiệt độ cao (lửa, nước đun sôi, hơi nước, tia tử ngoại,v,v…)

+ Tiêu độc hoá học: Là phương pháp dùng rộng rãi nhất trong thú y

Các hóachất dùng để tiêu độc phải đảm bảo các yêu cầu sau:

Có khả năng tiêu diệt nhiều loại mầm bệnh

Ít độc đối với người và gia súc

Dễ hoà tan trong nước

Không làm hỏng dụng cụ

Dễ sử dụng, rẻ tiền

Các hóa chất thường dùng dưới 3 dạng

- Dạng dung dịch: Dạng dùng phổ biến dùng lau chùi, ngâm rửa, phaun tắm.

- Dạng khí: Dùng xôn gchuồng, tủ ấp trứng, phòng thí nghiệm.

- Dạng bột: Dùng để rắc nền chuồng, lối đi, sân chơi, tác dụng kém hơn hai dạng trên.

 2.2.2 Tiêu diệt côn trùng và chuột

Nguyên tắc chung cho công tác tiêu diệt côn trùng và chuột là:

- Dựa vào đặc điểm sinh lí của chúng để tìm ra cách hạn chế sinh sản và tiêu diệt chúng ớ những giai đoạn sinh trưởng.

- Có biện pháp thích hợp đối với từng loại côn trùng

- Cần sử dụng đông đảo quần chúng tham gia, có kế hoạch cụ thể.

2.3 Biện pháp đối với gia súc cảm thụ

Vệ sinh phòng bệnh và cải tiến kĩ thuật chăn nuôi nhằm làm tăng sức đề kháng không đặc hiệu.

Tiêm phòng nhằm làm tăng sức đề kháng đặc hiệu của gia súc, đây là biện pháp phòng bệnh và tích cực vì làm cho cơ thể tự sản sinh hay tiếp nhân những chất kháng trùng. Thuốc tiêm phòng là vaccine hoặc kháng huyết thanh.

3. Biện pháp chống bệnh truyền nhiễm

3.1 Đối với nguồn bệnh

- Đối với con vật mắc bệnh: phải phát hiện sớm, khai báo nhanh, cách li kịp thời và điều trị triệt để.

- Đối với con nghi lây: điều tra và phát hiện những con tiếp xúc trực tiếp với con ốm do nuôi chung, chăn dắt chung hoặc là tiếp xúc với sinh vật môi giới và ngoại cảnh chứa căn bệnh. Những súc vật trên phải được cách li trong thời gian nung bệnh dài nhất. Phải khám nghiệm lâm sàng, tiêm thuốc khẩn cấp hoặc điều trị dự phòng và tiến hành tiêu độc.

3.2 Đối với nhân tố trung gian

Tiêu độc, tiêu diệt côn trùng và chuột và các biện pháp ngăn cản nhân tố trung gian đó lan rộng .

3.3  Biện pháp đối với gia súc cảm thụ

Phân loại gia súc khỏe, gia súc nghi lây và gia súc bệnh để có biện pháp xử lý phù hợp. Cấm vận chuyển, mổ thịt và bán chạy gia súc.

Những gia súc bệnh được loại thải hay cách ly để điều trị.

Những gia súc nghi lây phải được cách ly theo dõi hoặc điều trị dự phòng.

Tiêm phòng chống dịch cho các gia súc khỏe trong ổ dịch và các vùng lân cận.

Đối với những con nghi lây trong ổ dịch có thể tiêm kháng huyết thanh cùng một lúc với vaccine để tạo miễn dịch nhanh chóng nhưng phải tiêm ở hai nơi khác nhau và chỉ ứng dụng đối với vaccine chết.

Đối với gia súc khác loài nhưng cảm thụ với bệnh cũng cần được tiêm vaccine.

 

Bình chọn tin tức: (5.0 / 2 đánh giá)

Tin tức liên quan

Phòng bệnh Heo

Phòng bệnh Heo

Quy trình phòng bệnh heo - biopharma

Xem tiếp
Quy trình phòng bệnh gia cầm

Quy trình phòng bệnh gia cầm

Phòng bệnh hiệu quả - Biopharma

Xem tiếp
BỆNH KÝ SINH TRÙNG

BỆNH KÝ SINH TRÙNG

CÁC BỆNH KÝ SINH

Xem tiếp
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ SINH HỌC DƯỢC PHẨM XANH
GREEN BIOTECHNOLOGY PHARMACEUTICAL., JSC - BIOPHARMA
Add: 11/64/26- Phan Dinh Giot str.-Phuong Liet ward- Thanh Xuan dist.- Ha Noi city-
Tel: +84 2466 809 831*Hotline: +84 912 906 486*Email: mkt.biopharma@gmail.com*Website: biopharma.com.vn

 

 
 

  Hotline: 02466809831