BỆNH NGOẠI KHOA

21-02-2017 17:43

                  BỆNH NGOẠI KHOA

1. Áp xe (Abscess)

Áp xe là do tổ chức cơ thể bị viêm có mủ rồi tích lại thành một bọc mủ.

Áp xe ở dưới da gọi là áp xe nông, áp xe nằm sâu trong bắp thịt gọi là áp xe sâu.

 

 

 

 

 

Áp xe háng ở dê

1.1. Nguyên nhân

Khi vật nuôi bị tổn thương ở da, cơ. Các loại vi trùng sinh mủ như tụ cầu khuẩn, liên cầu trùng xâm nhập vào tạo mủ và gây nên áp xe.

Ngoài ra còn do tiêm nhầm các loại hoá chất và dược phẩm có tính kích thích mạnh (dầu thông, dầu ba đậu, Canxi clorua, Chloral hydrat v.v...) vào dưới da hoặc bắp thịt cũng gây áp xe tại chỗ tiêm.

1.2. Triệu chứng

-

Áp xe nông không có biến đổi toàn thân, nhiệt độ cơ thể vẫn bình thường, vật nuôi vẫn ăn uống bình thường.

-   Áp xe sâu: áp xe nằm sâu giữa các bắp thịt  giai đoạn đầu nơi bị áp xe sẽ biến đổi không rõ, sờ nắn vào chỗ áp xe vật nuôi có cảm giác đau. Gia súc có triệu chứng toàn thân (sốt cao, ăn uống kém). Khi áp xe phát triển đến giai đoạn “chín muồi” có thể quan sát được thì triệu chứng cũng như áp xe nông.

1.3. Chẩn đoán

Quan sát bên ngoài chổ nghi áp xe. Dùng kim đã luộc kỹ chọc vào chỗ nghi đó. Nếu là áp xe thì có mủ chảy ra hoặc trong lòng kim có mủ.

1.4. Điều trị

- Trường hợp áp xe mới hình thành, đang ở giai đoạn viêm cấp tính tại tổ chức cục bộ ta có thể dùng các loại thuốc tiêu viêm (hoá dược, kháng sinh, hoặc thuốc nam) để điều trị.   

- Trường hợp chọc dò thấy áp xe đã hoá mủ thì phương pháp điều trị duy nhất là mổ áp xe để tháo mủ ra.

Nếu áp xe bị vỡ mủ chảy ra hết vẫn nên mổ một vết mổ phụ ở vị trí thấp nhất của áp xe, rửa sạch vết mổ bằng dung dịch thuốc tím 0,1% hoặc H2O2 3% rửa sạch mủ trong xoang áp xe. Sau khi rửa sạch mủ, dùng bông thấm khô, dùng bột Sulfamid, Furazolidon, bột kháng sinh rắc vào bên trong bọc áp xe.

Nên thận trọng trong khi mổ các áp xe ở vùng đầu, cổ hay vùng dưới vụng vì đó là nơi có nhiều dây thần kinh, mạch máu và là nơi có nhiều tổ chức mô mỏng.

                                                                          

 

 

                                   

Cắt lông                              Sát trùng trước khi giải phẩu         Dùng dao mổ ổ áp xe                                                                   

           

 

 

 

Nặn mủ trong ổ áp xe             Sát trùng sau khi giải phẫu                Rắc kháng sinh vào

2. Hernia (thoát vị)

2.1. Định nghĩa

Hernia là một phần nội tạng từ trong xoang bụng thoát ra nằm ở vị trí khác và được phúc mạc che phủ

2.2. Nguyên nhân

Có hai nguyên nhân chính

-  Nguyên nhân do bẩm sinh: do quá trình phát dục của bào thai không bình thường gây nên (hernia rốn, hernia âm nang)

-  Do bị tổn thương cơ giới: gia súc bị đánh đập, húc, đá lẫn nhau gây nên tổn thương kín ở vùng vách bụng. Do phẫu thuật vùng bụng cho gia súc (thiến, mổ áp xe, điều trị vết thương làm rách cơ vùng bụng cũng có thể gây hernia).

 2.3. Phân loại hernia

  • Căn cứ vào vị trí của hernia hình thành có thể phân thành hai loại

- Hernia ngoài: Là hernia hình thành do nội tạng trong xoang bụng thoát ra nằm ở dưới da, ta có thể nhìn thấy toàn bộ bọc hernia.

- Hernia trong: Hernia hình thành do cơ hoành bị rách, nội tạng từ trong xoang bụng chui vào nằm trên xoang ngực, bên ngoài không thể thấy được bọc hernia. 

  • Căn cứ vào nguyên nhân gây ra hernia có thể chia làm 2 loại

- Hernia bẩm sinh: Trong quá trình sinh trưởng bào thai phát triển không bình thường, ngay sau khi lọt lòng mẹ, gia súc sơ sinh đã bị hernia: hernia rốn, hernia âm nang.

- Hernia do bị tổn thương cơ giới: Trong quá trình sinh sống gia súc bị tổn thương kín tổ chức mềm ở hai bên vách bụng, thiến lợn cái không đúng phương pháp cũng sẽ gây hernia thành bụng.

  • Căn cứ vào tính chất của hernia có thể chia thành hai loại

- Hernia có khả năng hồi phục: Do vòng hernia rộng nên phủ tạng (ruột, dạ dày) trong bọc hernia dễ dàng chui vào trong xoang bụng và lọt ra ngoài tạo thành bọc hernia

- Hernia không có khả năng hồi phục: Do vòng hernia quá hẹp nên sau khi các cơ quan nội tạng lọt ra ngoài bị kẹt và dính vào da lỗ hernia, không thể tự chui vào trong xoang bụng được.

 

 
 

 

 

 

 

 

                

    Hernia không có khả năng hồi phục                  Hernia có khả năng hồi phục

2. 4. Cấu tạo của hernia

Bất kỳ một hernia nào cũng bao gồm bốn phần sau: Vòng hernia; bọc hernia; vật trong hernia và vách trong cùng của bọc hernia

                Cấu tạo của hernia

1. Da; 2. Tầng cơ; 3. Phúc mạc; 4. Ruột

 

 

 

 

 

 

§ Hernia rốn

Hernia rốn chủ yếu do bẩm sinh, trong quá trình phát triển của bào thai lỗ rốn không được bịt kín hoàn toàn hoặc vách bụng hình thành không hoàn chỉnh, lỗ rốn quá rộng, áp lực xoang bụng tăng đẩy một phần ruột hoặc màng treo ruột qua lỗ rốn ra nằm dưới da gây nên hernia rốn.

 

 

Hernia rốn ở heo

 

* Điều trị

  • Nếu ruột chưa bị dính với bao hernia có thể điều trị theo 1 số cách sau

- Cách 1: + Cho thú mang đai để ép bao thoát vị vào

+ Dùng cao dán đắp lên bao thoát vị

+ Dùng dung dịch nước muối 15%  chích dưới da chung quanh vùng cổ của bao hernia

Hạn chế của phương pháp này là chỉ thực hiện khi bao hernia còn nhỏ

- Cách 2: + Nắn cho các chất chứa trở vào xoang bụng

  + Dùng kim cong và chỉ không tiêu để may

  • Nếu ruột bị dính thì điều trị bằng phương pháp phẫu thuật

- Cắt theo hình elip quanh chỗ thoát vị (thú đực cắt theo hình chữ U, hai nhánh của chữ U nằm hai bên da bao qui đầu) bao gồm luôn cả phần da sẽ bỏ và phần mụn mủ nếu có.

- Tách mô dưới da và làm sạch một vùng 3 - 4 cm chung quanh cổ hernia

  • Đẩy mỡ sa và ruột vào trong, nếu ruột bị dính thì tách ra nhẹ nhàng bằng các đầu ngón tay. Sau khi đẩy hết vào trong, cắt túi màng bụng theo mép của vòng thoát vị, may hai mép bên ngoài lại với đường may nệm nằm gián đoạn
  • May mô dưới da và may da như bình thường.

      * Chăm sóc hậu phẫu

- Cấp kháng sinh 2 - 3 ngày

- Giữ con vật ở chổ sạch

- Giới hạn sự hoạt động của con vật

- Giảm khẩu phần ăn cho đến khi lành hẳn

 

4. Bệnh đầy diều ở gà

* Nguyên nhân

Bệnh thường xảy ra ở ngành chăn nuôi gà công nghiệp. Nguyên nhân là do gà ăn nhiều thức ăn chứa nhiều xơ hoặc do thức ăn bị nhiễm độc.

* Triệu chứng, bệnh tích điển hình

Thức ăn bị lên men ngay ở diều, không được chuyển xuống dạ dày, làm cho diều phình to, sờ vào diều thấy có cảm giác bệt sệt hay lổn nhổn. Con vật bỏ ăn, miệng chảy nước vãi có mùi hôi thối. Con vật chết do ngộ độc hay ngạt thở.

* Phòng và trị

Giữ gìn vệ sinh thức ăn của gà. Không cho gà ăn các loại thức ăn kém phẩm chất. Nếu bệnh nhẹ, cho nhịn ăn, xoa vuốt diều, kích thích sự vận chuyển thức ăn xuống dạ dày. Cho uống một trong các loại thuốc sau đây: Bicacbonat natri 3%: 10 giọt, Na2SO4 3%: 1-2 giọt, NH4OH 1%: 3 giọt hoặc cho uống nước tỏi, nước trà tươi...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bình chọn tin tức: (5.0 / 1 đánh giá)

Tin tức liên quan

BỆNH TIÊU CHẢY

BỆNH TIÊU CHẢY

ĐẶC TRỊ BỆNH

Xem tiếp
BÊNH VIÊM PHỔI - SUYỂN APP

BÊNH VIÊM PHỔI - SUYỂN APP

CÁCH ĐIỀU TRỊ HO SUYỄN

Xem tiếp
Bệnh hen khẹc - crd

Bệnh hen khẹc - crd

Cách điều trị bệnh hen khẹc - Biopharma

Xem tiếp
Bệnh phân trắng phân xanh gia cầm

Bệnh phân trắng phân xanh gia cầm

Cách điều trị bệnh tiêu chảy - Biopharma

Xem tiếp
BỆNH NỘI KHOA

BỆNH NỘI KHOA

KÝ THUẬT BỆNH NỘI KHOA

Xem tiếp
BỆNH SẢN KHOA

BỆNH SẢN KHOA

CÁC BỆNH SẢN KHOA - BIOPHARMA

Xem tiếp
Bệnh Viêm da

Bệnh Viêm da

Viêm da - ghẻ

Xem tiếp
Bệnh thiếu Vitamin E

Bệnh thiếu Vitamin E

Thiếu Vitamin E trên vật nuôi đẻ

Xem tiếp
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ SINH HỌC DƯỢC PHẨM XANH
GREEN BIOTECHNOLOGY PHARMACEUTICAL., JSC - BIOPHARMA
Add: 11/64/26- Phan Dinh Giot str.-Phuong Liet ward- Thanh Xuan dist.- Ha Noi city-
Tel: +84 2466 809 831*Hotline: +84 912 906 486*Email: mkt.biopharma@gmail.com*Website: biopharma.com.vn

 

 
 

  Hotline: 02466809831