BỆNH NỘI KHOA
1. Khái niệm
§ Nội khoa gia súc là nghiên cứu
· Nguyên nhân gây bệnh
- Nguyên nhân ở đây có tính chất tổng hợp (như môi trường, vi khuẩn, thức ăn,…)
- Nguyên nhân ở đây không đặc hiệu như bệnh truyền nhiễm.
Ví dụ: * Bệnh viêm ruột của gia súc (nguyên nhân ở đây có thể là)
· Triệu chứng của bệnh: Về lâm sàng
chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh
Hóa nghiệm
· Nghiên cứu các biện pháp chẩn đoán: Để tìm ra được những biện pháp chẩn đoán chính xác và chẩn đoán một cách nhanh chóng, từ đó nâng cao hiệu quả điều trị.
Cụ thể: Biện pháp chẩn đoán chủ yếu dựa vào mấy yếu tố sau
- Qua hỏi bệnh: hiểu được điều kiện gây bệnh
- Tính chất lâm sàng: thể hiện ra bên ngoài con bệnh
- Hoá nghiệm: để tìm ra tính chất đặc thù của bệnh
- X quang, nội soi: khi thông qua chỉ tiêu hoá nghiệm về tính chất lâm sàng vẫn không xác định được bệnh (ví dụ: bệnh viêm bao tim do ngoại vật ở thời kì đầu, trong trường hợp sơ nhiễm lao).
· Nghiên cứu tiên lượng của bệnh: để đánh giá được mức độ của bệnh và khả năng hồi phục của bênh.
· Nghiên cứu biện pháp điều trị: để tìm ra các biện pháp điều trị có hiệu quả và nhanh chóng, từ đó mà tránh được sự lãng phí thuốc, và nâng cao hiệu quả kinh tế trong điều trị.
2. Đại cương về điều trị học
2.1. Khái niệm: Điều trị học nghĩa là dùng mọi biện pháp như
+ Thuốc (khángsinh, vitamin, các loại thuốc nam,…)
+ Hoá chất
+ Lý liệu
+ Điều tiết sự ăn uống và hộ lí tốt
Để làm hồi phục một cơ thể ốm thành cơ thể khoẻ bình thường.
2.2. Những nguyên tắc cơ bản của điều trị
Điều trị học đề ra 4 nguyên tắc cơ bản sau đây:
2.2.1. Nguyên tắc sinh lí: mọi hoạt động của cơ thể đều chịu sự chỉ đạo của hệ thần kinh gọi chung là phản xạ bảo hộ của cơ thể (hiện tượng thực bào quá trình sinh tế bào, mô bào mới, hình thành miễn dịch, giải độc…) do vậy theo nguyên tắc này tức là tạo cho cơ thể thích nghi hoàn cảnh thuận lợi để nâng cao sức chống đỡ bệnh nguyên cụ thể:
- Điều chỉnh khẩu phần ăn
- Tạo điều kiện tiểu khí hậu thuận lợi
- Giảm bớt kích thích ngoại cảnh
- Tìm mọi biện pháp để tăng sức đề kháng cơ thể
2.2.2. Nguyên tắc chủ động tích cực: can thiệp sớm, tích cực điều trị, điều trị kịp thời.
* Tìm mọi biện pháp điều trị để đạt hiệu quả cao
* Dự phòng các tai biến xảy ra trong quá trình bệnh
2.2.3. Nguyên tắc tổng hợp
Trong công tác điều trị muốn thu được kết quả cao không phải chỉ dùng một loại thuốc, một biện pháp, điều trị cục bộ, mà phải điều trị toàn thân dùng nhiều loại thuốc, nhiều biện pháp tác động vào con bệnh.
Ví dụ: Trong bệnh ỉa chảy do vi khuẩn của gia súc: ngoài việc dùng thuốc diệt vi khuẩn, còn phải nâng cao sức đề kháng (trợ sức, trợ lực bằng caffein, vitamin B1, đường glucoz) bổ sung các chất điện giải, chăm sóc hộ lí tốt, thay đổi khẩu phần ăn.
2.2.4. Nguyên tắc điều trị theo từng cơ thể
Cùng một loại kích thích bệnh nguyên nhưng đối với từng cơ thể sự biểu hiện về mặt bệnh lí có khác nhau. Do vậy trong điều trị cần phải chú ý tới trạng thái của từng con bệnh, phải trực tiếp khám con vật bệnh, tránh dùng một loại thuốc cho một loại bệnh, một loại thuốc cho tất cả các loại con bệnh khác nhau, nhằm mục đích là tạo điều kiện cho con bệnh chóng khỏi nhất và không đem lại tác hại gì cho cơ thể con vật.
Ví dụ:
* Trong bệnh bội thực dạ cỏ người ta thường dùng pilocacbin nhưng nếu gia súc có chửa thì không dùng được vì vậy để tránh trường hợp thai bị sẩy thì bác sĩ phải trực tiếp khám và đưa ra phác đồ khác để điều trị
Viêm tắc
* Bệnh viêm bàng quang có hai trường hợp
Viêm không tắc
3. Phân loại điều trị
Dựa trên tính chất, tác nhân gây bệnh, cơ chế sinh bệnh mà người ta chia ra làm 4 loại điều trị:
3.1.Điều trị theo nguyên nhân bệnh
Loại điều trị này thu được hiệu quả cao nhất và hiệu quả kinh tế cao nhất, bởi vì đã xác định một cách chính xác nguyên nhân gây bệnh, từ đó có thuốc đặc hiệu điều trị.
Ví dụ: Trong trường hợp gia súc bị trúng độc sắn (HCN) thì người ta dùng cenlothylen 1% tiêm, gây nôn, cho ăn cháo đường, lá khoai lang.
3.2. Điều trị theo cơ chế sinh bệnh
Đây là loại điều trị nhằm ngăn chặn quá trình tiến triển của bệnh.
Ví dụ: dùng thuốc lợi tiểu trong điều trị viêm thận để tăng cường giải độc và chống phù.
3.3. Điều trị theo triệu chứng bệnh
Loại điều trị này rất thường dùng trong thú y hiện nay. Việc chẩn đoán đúng bệnh ngay từ đầu là rất khó vì thế phải điều trị theo triệu chứng bệnh.
Ví dụ: Gia súc bị sốt cao thì trong khi tìm nguyên nhân bệnh ta phải dùng thuốc giảm sốt.
Tùy theo tác động của biện pháp điều trị đối với nguyên nhân bệnh và tổ chức bệnh, chúng ta có phương pháp điều trị đặc hiệu và phương pháp điều trị không đặc hiệu.
4. Một số phương pháp điều trị nội khoa thông dụng
4.1. Tiết chế liệu pháp
Điều tiết chế độ ăn uống cho phù hợp với các quá trình là rất quan trọng và cần thiết, bởi vì thức ăn và nước uống không chỉ giúp con bệnh tồn tại mà nó còn giúp cơ thể tạo sức chống đỡ với bệnh. Khi sử dụng tiết chế liệu pháp cần phải tuân thủ một số nguyên tắc sau
- Cung cấp đầy đủ và kịp thời nhu cầu dinh dưỡng và nước cho cơ thể.
- Tránh biến đồ ăn, nước uống thành các tác nhân có hại cho cơ thể.
- Cho con vật ăn thức ăn dễ tiêu nhằm tăng khả năng tiêu hóa, hấp thu thức ăn.
♣ Tiết chế liệu pháp trong một số trường hợp đặc biệt
Trường hợp gia súc có bệnh về gan cần phải hạn chế các loại thức ăn có dầu mỡ, gia súc bị bệnh thận cần giảm muối; gia súc bị viêm dạ dày ruột không được cho ăn đồ ăn cứng, khó tiêu và nên chia nhỏ lượng thức ăn làm nhiều lần/ ngày.
4.2. Điều trị bằng kích thích không đặc hiệu
- Protein liệu pháp
- Huyết liệu pháp
- Kích sinh tố liệu pháp
- Protein thủy phân
4.3. Điều trị bằng phương pháp bổ sung hoặc thay thế
Đây là một trong các phương pháp điều trị bổ sung, nhằm bổ sung những chất mà cơ thể đã bị mất.
- Tiếp máu
- Tiếp các dung dịch
- Các dung dịch mặn
- Những dung dịch glucoza
- Những dung dịch acid amin
4.4. Lý liệu pháp
Người ta sử dụng các yếu tố vật lý như ánh sáng, nhiệt độ, điện hoặc tác động cơ học...để điều trij. Các yếu tố này khi tác động vào cơ thể nó thông qua phản xạ thần kinh làm tăng tuần hoàn ở cục bộ, tăng trao đổi chất, giảm đau, tiêu viêm và tăng quá trình lành vết thương.
- Điều trị bằng ánh sáng
- Điều trị bằng nhiệt độ
- Điều trị toàn thân
- Điều trị cục bộ
4.5. Điều trị bằng kháng sinh và sulfamid
Nhằm điều trị các ổ viêm nhiễm trùng, tuy nhiên khi sử dụng kháng sinh và sulfamid cần phải chú ý một số điểm sau đây.
- Những nguyên tắc cơ bản :
+ Phải dùng kháng sinh đúng chỉ định
+ Sớm dùng kháng sinh khi đã có chỉ định.
+ Dùng thuốc đúng liều : có thể lấy liều lượng sử dụng cho ngựa để xác định liều cho các loài khác theo tỉ lệ sau đây :
Ngựa (500kg) 1
Trâu bò (400kg) 1/3 – 1/3
Heo (60kg) 1/5 – 1/5
Chó (10kg) 1/10 – 1/16
Mèo (2kg) 1/20 – 1/32
Gia cầm (2 kg) 1/20 – 1/40
+ Dùng đủ liều cho hết liệu trình
+ Phối hợp kháng sinh để tăng tính kháng khuẩn
+ Chú ý những phản ứng phụ, những tai biến khi sử dụng kháng sinh như choáng phản vệ, dị ứng và độc tính do kháng sinh gây ra cho các cơ quan.
Ví dụ: penicilline có thể gây choáng phản vệ nhất là với chó, ngựa; streptomycine độc với thần kinh thính giác; chloramphenicol độc với cơ quan tâọ máu; dùng kháng sinh qua đường uống kéo dài dễ gây rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn; sulfamid có độc tính với thận.
4.6. Những phương pháp điều trị bằng thuốc đặc hiệu
- Đặc hiệu với các cơ quan
Khi vào cơ thể do tác dụng đặc hiệu của thuốc mà có tác động vào từng cơ quan.
Ví dụ : + Khi bị suy tim ta dùng thuốc đặc hiệu tác động vào tim chứ không tác động đến các cơ quan khác.
+ Heo chuẩn bị sanhg hay sanh khó dùng oxytocine nó chỉ tác động lên sự co thắt tủ cung mà không có tácv động đến cơ quan khác.
- Tác động đặc hiệu với nguyên nhân
Khi ta dùng strychnin quá liều, bị trúng độc ta dùng thuốc mê để giải độc.
- Đặc hiệu với các triệu chứng
Khi con vật bị táo bón do nhiều nguyên nhân ta dùng thuốc tăng nhu động ruột.