BỆNH KÝ SINH TRÙNG

21-02-2017 17:53

                              BỆNH KÝ SINH TRÙNG

1. Cơ sở ký sinh trùng học

1.1. Định nghĩa

            - Ký sinh học: là khoa học về ký sinh vật

            - Ký sinh vật: là những sinh vật sống một phần đời hay trọn đời ở mặt ngoài hay bên trong cơ thể của sinh vật khác, sinh vật sau gọi là ký chủ.

            - Các sinh vật sống bám vào ký chủ và ký sinh vật có thể là động vật hay thực vật.

1.2. Phân loại trạng thái ký sinh

            - Sự cộng sinh (symbiosis): là sự kết hợp thường xuyên và bắt buộc của sinh vật hoàn toàn khác nhau nhưng liên hệ mật thiết đến nối trong những điều kiện thiên nhiên chúng không thể sống được khi tách rời nhau.

            - Sự tương trợ (multualism): Là sự kết hợp giữa 2 cơ thể mà cả hai dều làm lợi cho nhau. Sự tương trợ khác sự cộng sinh ở chổ không có tính chất bắt buộc cho cả 2 sinh vật

            - Sự tương sinh: là sự kết hợp giữa ký chủ và ký sinh vật, một bên có lợi, một bên không có lợi và không có hại.

            - Trạng thái ký sinh có hại: ký sinh vật sống chung với ký chủ và làm hại ký chủ. Đây là trường hợp ký sinh thực sự

               + Ký sinh trùng gây ra được những triệu chứng và bệnh tích của một bệnh cho cơ thể ký chủ. Đây là trạng thái mất thăng bằng của cơ thể (parasitosis).

               + Ký sinh vật mặc dù có khả năng gây bệnh, nhưng không gây ra được những triệu chứng và bệnh tích. Trong trường hợp này cơ thể ký chủ có thể sửa chữa các thiệt hại do ký sinh vật gây ra. Đây là trạng thái thăng bằng của cơ thể (Parasitiasis).

Một loài ký sinh vật có thể gây ra một trong hai trường hợp trên cho cơ thể ký chủ, tùy thuộc vào:

            - Số lượng ký sinh vật xâm nhập vào cơ thể ký chủ

            - Tình trạng dinh dưỡng

            - Tuổi

            - Tính đực, cái

            - Tình trạng miễn nhiễm của ký chủ

2. Phân loại ký sinh vật

Tùy thuộc vào các loài khác nhau ký sinh vật có thể sống trong mô, gan, của ký chủ trên mặt ngoài hoặc bên trong cơ thể ký chủ trọn đời hay một phần đời sống của chúng và có nhiều khía cạnh liên hệ đến trạng thái ký sinh.

Chia làm 3 loại dựa vào:

* Thời gian:

            - Ký sinh vật tạm thời

            - Ký sinh vật định kỳ

            - Ký sinh vật thường xuyên

* Cường độ

            - Ký sinh vật bắt buộc

            - Ký sinh vật tùy ý

* Vị trí

            - Ngoại ký sinh

            - Nội ký sinh

            - Ký sinh vật trong

            - Ký sinh vật tình cờ

3. Phân loại ký chủ

   - Ký chủ thiệt thọ: chứa ký sinh trùng ở giai đoạn trưởng thành

   - Ký chủ trung gian: là ký chủ chứa giai đoạn ấu trùng

   - Động vật mang mầm bệnh: là những động vật cảm nhiễm nhẹ bởi 1 loại ký sinh nhưng không bị hại bởi ký sinh vật này, thường do sự cảm nhiễm gây ra bởi những lần cảm nhiễm trước. Tuy nhiên chúng là nguồn gốc gieo rắc mầm bệnh cho các động vật khác.

   - Tác nhân của 1 ký sinh vật

            + Tác nhân sinh học

            + Tác nhân cơ học

            + Ký chủ tích trữ

4. Chẩn đoán bệnh ký sinh trùng

4.1. Chẩn đoán lâm sàng

            Quan sát các triệu chứng.

4.2. Chẩn đoán tìm ký sinh trùng (dùng ký sinh)

            Thường tiến hành xét nghiệm phân, nước tiểu, đờm, máu, mũi, để tìm các giai đoạn của ký sinh trùng được bài xuất như: trứng, phôi thai, ấu trùng, noãn nang, nha bào hoặc dạng trưởng thành...cách chẩn đoán này thường cho kết quả chính xác.

4.3. Chẩn đoán thí nghiệm

            Chỉ dùng khi hai phương pháp trên không thể áp dụng. Để chẩn đoán thí nghiệm, có thể phải nuôi cấy trên môi trường nhân tạo, tiêm truyền cho động vật thí nghiệm, chẩn đoán miễn dịch học, huyết thanh học, tế bào học.

5. Học thuyết phòng trừ tổng hợp

   ¨ Nội dung

      Phòng trừ bệnh ký sinh trùng là một vấn đề phức tạp nên phải dùng biện pháp phòng trừ tổng hợp bao gồm:

      + Điều trị

      + Phòng ngừa

      + Tiêu trừ căn bệnh

      · Điều trị:

      Chữa khỏi những con bệnh ký sinh bằng những loại thuốc tẩy giun sán. Tuy nhiên điều trị đối với ngoại cảnh lại là phòng ngừa mà cũng còn là tiêu diệt ký sinh trùng trong cơ thể gia súc bệnh nên cũng là một mặt của nội dung tiêu trừ căn bệnh

      · Phòng ngừa

      Làm gia súc khỏe không mắc bệnh. Có hai loại phòng ngừa:

        - Phòng ngừa có tính tự vệ (bị động): mục đích làm cho gia súc mạnh không bị cảm nhiễm.

        - Phòng ngừa có tính chất công kích (chủ động) mục đích dùng các phương pháp cơ giới, hóa học, vật lý, sinh vật học để phá hủy ký sinh vật bất cứ ở giai đoạn nào trong vòng đời của chúng. Biện pháp này thực tế tiêu trừ căn bệnh.

        - Tiêu trừ căn bệnh

            Mục đích chính là để tiêu diệt ký sinh trùng ở bất cứ giai đoạn nào trong vòng đời của chúng nhưng đồng thời cũng bao hàm nội dung phòng ngừa có tính chất chủ động và điều trị gia súc ốm.

   ¨ Điều kiện thực hiện công tác tiêu trừ căn bệnh

       - Phải nắm được chu trình phát triển của ký sinh vật trong và ngoài ký chủ

       - Qui luật dịch tể học trong vùng, tình hình chăn nuôi và các nhân tố tự nhiên.

       - Phương pháp chẩn đoán và điều trị tốt: dùng thuốc có hiệu quả cao nhưng không có độc tính, cách dùng tiện lợi, số lượng cung cấp đầy đủ.

       - Cần có cán bộ có trình độ kinh nghiệm

       - Tuyên truyền ý nghĩa của bệnh, gây thành phong trào rộng rãi.

 

      CÁC TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG ĐỂ NHẬN RA BỆNH

 

1. Thể trạng kém

            Gia súc vùng nhiệt đới không có triệu chứng lâm sàng điển hình, mà gia súc gầy sút rất nhiều. Dấu hiệu rõ rệt nhất là gia súc sụt cân. Những đường cong cơ thể dần dần biến mất, xương sườn và xương chậu đặc biệt nổi lên rõ, bụng lép.

2. Bệnh tích ngoài da

            Bệnh tích da lan rộng toàn cơ thể thường rõ rệt nhưng một số gây bệnh tích ở da các đầu mút như mõm tai, mũi, môi đuôi, cẳng chân và bàn chân.

2.1. U bướu

            U bướu có thể nhìn thấy tùy theo kích thước và số lượng. U bướu dưới da có thể biểu hiện những phản ứng trong hệ thống lympho.

2.2. Vảy

Giống như bướu và u, có thể không nhìn thấy mà chỉ có thể phát hiện bằng sờ nắn hay vạch lông ra. Nếu con vật có đóng vảy ở da thì quan trọng là xác định liệu vảy có gây ngứa hay không, vì điều này có thể giúp cho chẩn đoán.

2.3. Phù

            Phù là tích lũy dịch thể trong tổ chức. Phù sinh ra do nhiều nguyên nhân khác nhau và khi xảy ra ở da sẽ gây nên sưng mọng, nếu ấn bằng đầu móng tay thì chổ phù lõm xuống, nhưng sau vài giây vết lõm sẽ mất.

2.4. Nổi mày đay và dị ứng

            Đây là bệnh ở da do phản ứng dị ứng gây nên. Nổi mày đay có thể xảy ra rải rác từng cá thể gia súc. Các mảng phù hình tròn kích thước khác nhau phát triển rất nhanh trong vòng vài phút hay vài giờ kể từ khi con vật tiếp xúc với vị ứng nguyên và có thể xảy ra bất cứ nơi nào trên cơ thể, nhưng các triệu chứng lâm sàng thường mất đi nhanh chóng cũng như khi xuất hiện mà không cần điều trị.

2.5. Chảy dịch từ mắt, mũi, miệng

            Một số bệnh quan trọng làm chảy dịch từ mắt, mũi, miệng. Xác định dịch chảy ra từ cơ quan nào để biết bệnh cục bộ hay bệnh toàn thân, chảy dịch từ một bên mắt hay mũi hay cả hai bên chỉ ra mức độ khu trú của bệnh. Dịch chảy ra có thể trong hay nhày do tăng tiết ra dịch nhày đáng kể. Niêm mạc tổn thương nặng có thể bị nhiễm khuẩn và sinh ra mủ màu vàng hoặc màu xanh, làm dịch nhày chảy ra lẫn mủ. Nếu có cả dịch nhày thì dịch chảy ra gọi là dịch mủ nhày.

2.6. Những thay đổi ở niêm mạc nhìn thấy

            Niêm mạc có thể nhìn thấy được ở những điểm khác nhau như lợi, lổ mũi, mắt, trực tràng và âm đạo. Ở động vật khỏe mạnh, niêm mạc co màu hồng và láng bóng do dịch nhày tiết ra trên bề mặt. Trong những điều kiện nhất định, amù sắc niêm mạc tahy đổi như sau:

           

* Màu hồng nhạt tới trắng bệch

            Niêm mạc được cung cấp nhiều máu, màu hồng của niêm mạc là do hồng cầu lưu thông qua niêm mạc, ít hồng cầu (thiếu máu) sẽ làm cho niêm mạc trở nên nhợt nhạt hay thậm chí trắng bệch nếu thiếu máu nặng.

            * Màu vàng

            Thiếu máu có thể do hồng cầu bị phá hủy giải phóng ra huyết sắc tố (hemoglobin) lại chuyển thành một sắc tố khác (bilirubin). Khi vượt quá ngưỡng, bilirubin sẽ nhuộm màu vàng nhạt các mô bào, kể cả niêm mạc nhìn thấy được (hoàng đản). Những bệnh do ve truyền (biên trùng, Babesia, theleria, có thể làm cho niêm mạc vừa nhợt nhạt vừa có màu vàng do thiếu máu và hoàng đản.

            * Đỏ

            Ngược lại với nhợt nhạt do thiếu máu, niêm mạc và các mô bào khác có thể bị sung huyết. Đây là hậu quả phổ biến của rất nhiều bệnh. Bệnh làm đỏ niêm mạc rõ nhất là ngộ độc xyanua (HCN) là do ăn phải một số loại thực vật (khoai mì). Máu vậnc huyển oxy từ phổi tới mô bào nhưng ngộ độc xyanua đã ngăn cản quá trình này nên oxy vẫn giữ lại trong máu.

            * Xanh

            Ngược lại với ngộ độc xyanua, một số bệnh làm giảm lượng oxy trong máu, gây cho mô bào trở thành màu xanh, gọi là xanh tím. Hiện tượng này thường thấy khi con vật bị ngộ độc nitrate/nitrite, hemoglobin trong máu biến thành methemoglobin không có khả năng vận chuyển được oxy vào mô bào, kết quả mô bào bị xanh tím.

2.7. Xuất huyết

            Xuất huyết từ các mao quản trong niêm mạc thấy như đốm đỏ nhỏ gọi là lấm tấm xuất huyết, xuất huyết như chấm nhỏ gọi là xuất huyết điểm, còn xuất huyết từng mảng lớn gọi là bầm huyết. Xuất huyết điểm hay bầm huyết thường do nhiễm trùng máu. Khi đó vi sinh vật gây nhiễm và độc tố của chúng tuần hoàn trong máu.

3. Các triệu chứng lâm sàng

3.1. Các triệu chứng của bệnh đường hô hấp

            Triệu chứng lâm sàng rõ nhất của bệnh hô hấp là ho. Ho là do ngứa ở lớp màng bên trong khí quản và đường hô hấp dưới phân nhánh từ khí quản vào phổi. Ho là phản xạ tự nhiên nhằm loại bỏ vật lạ ra khỏi đường hô hấp. Ho liên tục là dấu hiệu khí quản và phế quản bị bệnh.

            Bệnh ở đường hô hấp dưới trong phổi và màng ngực gây nên thở khó gọi là chứng khó thở. Để cố gắng thở, con vật mắc bệnh có thể có những động tác khác như nở rộng lỗ mũi, há miệng thở, vươn đầu, vươn cổ hay dang chân ưỡn ngực.

3.2.  Sốt

            Tăng thân nhiệt xảy ra trong rất nhiều bệnh đến nổi riêng bản thân triệu chứng này ít có giá trị chẩn đoán. Tuy nhiên, sốt hay không sốt có thể giúp ích cho việc phân biệt những bệnh có các triệu chứng khác tương tự nhau.

 

3.3. Tiêu chảy

            Tiêu chảy cỏ thể chỉ phản ánh đơn thuần sự thay đổi tạm thời của phân gia súc bình thường khi gia súc đang thích ứng với những thay đổi trong khẩu phần ăn. Tiêu chảy trong bệnh tật thường do những biến đổi bệnh lý ở đường ruột và những thay đổi đó bao gồm cả xuất huyết làm xuất hiện máu trong phân. Nếu xảy ra xuất huyết ở đoạn ruột trên thì phân có màu đen nâu, nếu ở đoạn ruột dưới thì máu xuất huyết qua phân chưa thay đổi nên có màu đỏ.

3.4. Triệu chứng thần kinh

            - Hệ thống thần kinh thực vật: kiểm soát hoạt động các hệ thống mà động vật không biết như các hé nhỏ mở và đóng đồng tử của mắt để cho lượng ánh sáng lọt vào theo yêu cầu, những cơ vòng ở hệ tiết niệu, tiêu hóa để nước tiểu và phân không luôn luôn lọt ra ngoài. Hệ thống thần kinh thực vật còn điều khiển nhiều tuyến khác nhau của cơ thể.

- Hệ thống thần kinh vận động liên quan tới cơ do động vật điều khiển như các cơ vận động đi lại. Hệ thống này cũng liên quan tới các cảm giác (nếm, nhìn, ngửi và sờ) cũng như trạng thái tinh thần chung của động vật.

4. Dáng dấp không bình thường

            Động vật bị thương hay bị bệnh ở bàn chân hay chân có thể có dang dấp không bình thường, có thể bị nhầm là triệu chứng thần kinh. Thật ra rất khó giải thích sự khác nhau giữa vận động không phối hợp và què. Phân biệt dễ nhất là dáng dấp không bình thường do bệnh ở hệ thần kinh trung ương thì tự phát, khác thường, trong khi dáng dấp không bình thường do tổn thương ở chân thì chủ động khi con vật thay đổi tư thế hay vận động để làm giảm bớt chân đau.

5. Rối loạn sinh sản

            - Khả năng sinh sản

            - Chửa

            - Đường sinh dục.

 

 

Bình chọn tin tức: (5.0 / 1 đánh giá)

Tin tức liên quan

Phòng bệnh Heo

Phòng bệnh Heo

Quy trình phòng bệnh heo - biopharma

Xem tiếp
Quy trình phòng bệnh gia cầm

Quy trình phòng bệnh gia cầm

Phòng bệnh hiệu quả - Biopharma

Xem tiếp
BỆNH TRUYỀN NHIỄM

BỆNH TRUYỀN NHIỄM

TRUYỀN NHIỄM BỆNH

Xem tiếp
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ SINH HỌC DƯỢC PHẨM XANH
GREEN BIOTECHNOLOGY PHARMACEUTICAL., JSC - BIOPHARMA
Add: 11/64/26- Phan Dinh Giot str.-Phuong Liet ward- Thanh Xuan dist.- Ha Noi city-
Tel: +84 2466 809 831*Hotline: +84 912 906 486*Email: mkt.biopharma@gmail.com*Website: biopharma.com.vn

 

 
 

  Hotline: 02466809831