Sử dụng thuốc

28-11-2013 21:59

Trao đổi với thú y cơ sở về

sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị

 

 

Thú y viên cơ sở là những người làm công tác phòng, trị bệnh cho vật nuôi tại các địa bàn thôn, xã, làng, bản, các trại chăn nuôi tập trung. Ngoài việc sử dụng các loại văcxin phòng bệnh, việc điêù trị bệnh tật nhằm bảo vệ tốt nhất vật nuôi, tăng năng suất chăn nuôi. Trong các chủng loại thuốc thú y sử dụng trong điêù trị thì thuốc kháng sinh là được sử dụng nhiều nhất. Kể từ khi chiết xuất được Penicillin năm 1939 đến nay, các nhà khoa học, tài chính đã đầu tư nhiều công sức, tiền của cho việc tìm ra các loại kháng sinh mới nhằm nâng cao hiệu quả điều trị các bệnh nhiễm trùng cho người và vật nuôi. Hàng trăm loại kháng sinh mới ra đời do chiết xuất từ các loại thảo dược hoặc qua tổng hợp bằng công nghệ hoá học. Nhưng chính thức được đưa vào sử dụng mới khoảng vài chục loại. Việc tìm ra các loại kháng sinh mới có hoạt phổ rộng đã giải quyết một cách cơ bản tất cả các bệnh nhiễm trùng hiện nay trên người và động vật và phòng ngừa gần như tuyệt đối các nguy cơ nhiễm trùng sau phẫu thuật. Tuy vậy, trong công tác điều trị do việc am hiểu không thấu đáo về kháng sinh của những người làm công tác điêù trị nên nhiều khi hiệu quả điêù trị không đạt như mong muốn. Trong điều trị bệnh lâm sàng, việc sử dụng thuốc phối hợp nhiều khi cần thiết nhưng nếu không chú ý đến hiện tượng tương tác (làm tăng hoặc giảm tác dụng, làm tăng hoặc giảm độc lực của nhau) và hiện tượng tương kỵ (xảy ra của phản ứng lý, hoá học khi trộn lẫn làm mất tác dụng của nhau ngay khi còn ở ngoài cơ thể động vật) thì hiệu quả điều trị sẽ không đạt như mong muốn, thậm chí còn gây hậu quả xấu.

Trong phạm vi bài này, người viết muốn trao đổi với các bạn đồng nghiệp đang làm công tác thú y tại cơ sở những vấn đề thiết yếu nhất về sử dụng thuốc thú y.

Cơ chế hoạt động của kháng sinh

Thường theo 4 loại cơ chế:

1. ức chế sự tổng hợp của vách tế bào (bLactam, Vanamycin, Bacitracin)

2. Phá hoại chức năng màng tế bào (Polymyxins, Polyenes)

3. ức chế chức năng Acid Nucleic (Nitroimidazpl, Nitrofuran, Quinolone, Rifamycin) hay sự trao đổi trung gian (Sulfonamid, Trimethoprim)

4. ức chế sự tổng hợp protein (Amynoglycosides, Fenicols, Lincosamides, Macrolides, Streptogramins, Pleuromutilins, Tetracyclines)

Hiệu quả của kháng sinh tác động tới vi khuẩn có 2 cách:

1. Tác dụng kìm khuẩn: là tác dụng làm ngừng sự tăng trưởng của vi khuẩn do tác động vào quá trình sinh tổng hợp, làm ngưng trệ quá trình trao đổi chất của vi khuẩn, chặn đứng việc sinh sôi, nảy nở trong cơ thể động vật.

Có thể liệt kê một số nhóm kháng sinh có tác dụng kìm khuẩn như sau:

ò Lactames – Aminoglucosis – Polymycin – Colistin – Fluoroquinolones.

2. Tác dụng diệt khuẩn: là tác dụng tiêu diệt vi khuẩn tức khắc.

bao gồm Tetracyclines – Chloramphenicol – Macrolides – Lincosamides

Trong điêù trị có thể sử dụng phối hợp các loại kháng sinh để tăng hiệu quả điều trị nhưng cần nắm vững 3 loại tác dụng khi phối hợp:

-         Tác dụng cộng dồn: Có giá trị như tổng tác dụng của hai thứ kháng sinh

-         Tác dụng hiệp đồng: có giá trị nâng cao tác dụng của hai thứ kháng sinh

-         Tác dụng đối kháng: loại kháng sinh này làm giảm tác dụng của loại kia

Thông thường khi sử dụng phối hợp kháng sinh trong trị liệu thường không nằm ngoài nguyên tắc:

-       Hai kháng sinh diệt khuẩn khi phối hợp thường có tác dụng hiệp đồng

-       Hai kháng sinh kìm khuẩn khi phối hợp thường có tác dụng cộng dồn

-       Kháng sinh diệt khuẩn không bao giờ dùng lẫn với kháng sinh kìm khuẩn bởi phát sinh tác dụng đối kháng

Các nhóm kháng sinh hiện đang được sử dụng

1.     Nhóm ò Lactam: thường tác động chủ yếu đến các vi khuẩn gram (+)

·        Họ Penicillin:

-         Loại cho thuốc ngoài đường tiêu hoá: Penicillin G

+ Benzyl Penicillin và các nước

+ Penethacillin

-         Loại cho thuốc theo đường vú: Penicillin M

+ Oxacillin                                   + Dicloxacillin

+ Cloxacillin                                 + Nafcillin

-         Loại cho thuốc theo đường miệng: Penicillin A

+ Ampicillin (chủ yếu điêù trị bệnh đường tiêu hoá)

+ Amoxylin (chủ yếu điêù trị bệnh đường hô hấp)

·        Họ Cephalosporin: chủ yếu điêù trị bệnh đường hô hấp và bệnh vú

-         Thế hệ 1: gồm      Cefalexine – Cefapirine

Cefazoline – Cefalonium

-         Thế hệ 2: Cefuzoxime, Cefoxitin

-         Thế hệ 3: Ceftiofur, Cefoperazone, Cephalosporin

-         Thế hệ 4: Cefquinome – chữa bệnh vú và đường hô hấp rất có hiệu quả

2. Nhóm Aminoglycosid: Thuốc có tính base, dễ thâm nhập mô bào. Tác động đến cả vi trùng gram (+) và (-) nhưng tồn dư lớn và kéo dài.

Đường dùng thuốc:

-         Uống: Trị bệnh đường tiêu hoá

-         Tiêm: Trị bệnh nhiễm trùng huyết, bệnh đường hô hấp, tiêu hoá.

Có thể giới thiệu một số thuốc thông dụng trong nhóm này như sau:

+ Streptomycin                                      + Kanamycin

+ Neomycine                                + Paranomycin

+ Gentamycin                               + Tobramycin

+ Netilmycin                                + Spectinomycine

+ Apramycine

3.Nhóm Tetracyclines: tác động tới cả vi khuẩn Gram (-) và (+); Mycoplasma, Actimomyces

Đường dùng thuốc: uống và tiêm

a, Thế hệ 1: gồm các loại:   - Tetracycline

                                                - Oxytetracycline

                                                - Chlotetracycline

b, Thế hệ 2: Các thuốc này dễ khuyết tán trong nội bào – hiệu quả điêù trị cao và nhanh hơn

Có thể giới thiệu một số tên thuốc trong nhóm này như: Rolitetracycline – Pipacycline – Tetralysal – Apicycline – Minocycline – Metacycline…

4. Nhóm Macrolides: Tác động tới cả vi khuẩn gram (-) và (+); Campylobaeter, mycoplasma

Đường cho thuốc: uống và tiêm

Điêù trị các bệnh đường hô hấp và tiêu hoá

Có thể liệt kê một số tên thuốc quen thuộc trong nhóm này như:

+ Erythromycine                               + Josamycine

+ Spiramycine                                   + Tylosine

+ Tilmicosine

5. Nhóm Polypeptide: Là nhóm kháng sinh diệt khuẩn. Nhóm này có tác dụng hiệp đồng với nhóm Tetracycline, nhưng khi phối hợp thường phải giảm liều dùng của mỗi loại từ 1/5 đến 1/2.

Thí dụ: Công thức phối hợp Oxytetracycline + Polymycine B dùng để chữa viêm vú, viêm tai ở người và ở chó rất công hiệu.

Một số thuốc thường ding trong nhóm này:

+ Colistine                               + Polymycine

+ Bacitracine                                     + Novobiocine

+ Tiamuline                                       + Dynamutiline

6. Nhóm Quinolone: Là nhóm kháng sinh diệt khuẩn.

a, Thế hệ 1: Thường dùng các loại: Flumequine, Nalidixic, Romidic, Rosoxacine để điêù trị các bệnh đường sinh dục, tiết niệu.

b, Thế hệ 2: bao gồm các loại:

+ Norfloxacine                                 

+ Enoxacine                                                + Ofloxacine

+ Ciprofloxacine                               + Rosoxacine

+ Amiloxacine                                   + Cinoxacine

+ Metioxacine

Nhóm này có tác dụng hiệp đồng với nhóm Aminoglycosid, Polimycine, nhóm Sulfamiole, Trimethoprime, Metronidazol; có tác dụng cộng dồn với nhóm ò Lactam, Rifamycine.

Chú ý: Tránh không dùng chung với nhóm Tetracycline, Nitrofuran; thuốc sẽ giảm hoạt tính nếu phối hợp với một loại thuốc ức chế tổng hợp Protein của vi khuẩn.

7. Nhóm Fluoroquinolone: tác dụng tới vi khuẩn gram (+) và (-) và Mycoplasma

Các chế phẩm thuộc nhóm này rất tốt với việc điều trị các bệnh đường tiêu hoá.

Có thể liệt kê một số tên thuốc thuộc nhóm này:

+ Norfloxacine                                            + Enrofloxacine

+ Refloxacine                                              + Danofloxacine

+ Ciprofloxacine

Mặc dù hiệu quả điêù trị cao nhưng đang có dự kiến loại bỏ do có các phản ứng không mong muốn sau điêù trị.

8. Nhóm Nitroimidazol: Là nhóm kháng sinh diệt khuẩn thường gặp các tên thuốc thông dụng sau:

+ Metronidazol                                 + Ornidazol

+ Timidazol

9. Nhóm Sulfamide: là nhóm thuốc có tác dụng kìm khuẩn, do tác động vào bước cuối của quá trình tổng hợp Acide Folic, có thể thấy các tên thuốc thông dụng sau:

+ Sulfadimethoxine                                    + Sulfađimedine

+ Sulfaguanidine                                         + Sulfaquinoxaline

Một số loại Sulfamide khi kết hợp với Trimethoprime thì hiệu quả điều trị sẽ được nâng cao nhiều lần.

Chú ý: Hiện nay các hoá chất và kháng sinh cấm sử dụng tại Việt Nam trong điều trị bệnh vật nuôi gồm: nhóm kháng sinh Nitrofuran, Chloramphenicol, Dimetridazol, Metromidazol và Dipterex.

Trong bài này người viết không đề cập tới nhóm Chloramphenicol vì Việt Nam cũng như nhiều nước khác đã cấm không sử dụng thuốc này trong thú y bởi sự tồn dư trong sản phẩm động vật có những tác dụng không mong muốn gây nguy hiểm cho người. Trong nhóm này hiện vẫn có các sản phẩm thế hệ sau có hiệu quả điều trị rất tốt như Flophenicol, Thiamphenicol.

Khuyến cáo chung đối với việc sử dụng những loại này cũng như các thuốc thế hệ 3 hoặc 4 của các nhóm kháng sinh khác là chỉ nên dùng riêng rẽ, không phối hợp với các loại kháng sinh khác.

Bảng tham khảo các tương tác và tương kỵ cần tránh

(Tương tác: <>; Tương kỵ: không trộn lẫn trong dung dịch: <─>)

Thuốc A

Tương tác / Tương kỵ

Thuốc B

Ampicillin

 

<─>

Các thuốc nhóm Aminoglycosid, Tetracycline, Erothromycin, Clindamycin, Lineomycine, các vitamin C và nhóm B

Cephalosporin

<….>

Gentamycin, Colistin (Tăng độc tính)

Colistin

<….>

Các Aminoglycosid

Erythromycin

<─>

<….>

Ampicillin, Gentamycin, Tetracycline, Lincomycin, Penicillin, Chloramphenicol (Đối kháng)

Gentamycin

 

Ampicilline, Penicillin G, Erythromycine

Neomycine

<….>

Penicilline V

Penicillin G

 

<─>

<….>

Oxytetracycline, Tetracycline, Erythromycine, Lincomycine, Streptomycine, Gentamycine, Neomycin (giảm hấp thu), Tetracycline, Chloramphenicol (giảm hoạt lực)

Oxacilline

<─>

Các Aminoglycosid

Streptomycine

<─>

Ampicillin, Penicillin G

Nhóm Tetracyclin

 

<─>

Ampicillin, Penicillin G, Amikacine, Carbenicilline, Oxacilline, Chloramphenicol, Vitamin B12 và các phức hợp Vitamin B

(Tham khảo tài liệu của Bộ Y tế)

Kết luận:

Trong công tác điều trị bệnh nhiễm trùng cần nắm vững các nguyên tắc chính để đạt hiệu quả điều trị cao:

1. Chẩn đoán xác định bệnh chính xác

2. Lựa chọn chính xác loại kháng sinh cần dùng, thường chỉ dùng một loại kháng sinh. Nếu cần phối hợp, phải chọn loại kháng sinh có tác dụng hiệp đồng hoặc cộng dồn;

3. Cần điều trị sớm, kịp thời;

4. Xác định chính xác đường dùng thuốc (Tiêm – Uống – Thụt – Bôi, xoa - Đặt thuốc – Hít);

5. Xác định liệu trình và liều dùng cần thiết (theo loài vật nuôi – theo thể trọng); theo đúng khuyến cáo ghi trên nhãn hoặc bản hướng dẫn sử dụng thuốc của nhà sản xuất;

6. Xác định các loại thuốc bổ trợ cần thiết cho giai đoạn điều trị và phục hồi sau điều trị và các biện pháp điều trị bổ trợ cần thiết (thí dụ: cần thụt một khi táo bón, bổ sung chất điện giải khi cơ thể mất nước);

Quán triệt các nguyên tắc này, người làm công tác điều trị có thể yên tâm về hiệu quả tốt sẽ có được sau điều trị.

Bình chọn tin tức: (5.0 / 1 đánh giá)

Tin tức liên quan

BỆNH TIÊU CHẢY

BỆNH TIÊU CHẢY

ĐẶC TRỊ BỆNH

Xem tiếp
BÊNH VIÊM PHỔI - SUYỂN APP

BÊNH VIÊM PHỔI - SUYỂN APP

CÁCH ĐIỀU TRỊ HO SUYỄN

Xem tiếp
Bệnh hen khẹc - crd

Bệnh hen khẹc - crd

Cách điều trị bệnh hen khẹc - Biopharma

Xem tiếp
Bệnh phân trắng phân xanh gia cầm

Bệnh phân trắng phân xanh gia cầm

Cách điều trị bệnh tiêu chảy - Biopharma

Xem tiếp
BỆNH NỘI KHOA

BỆNH NỘI KHOA

KÝ THUẬT BỆNH NỘI KHOA

Xem tiếp
BỆNH NGOẠI KHOA

BỆNH NGOẠI KHOA

CÁC BỆNH NGOẠI KHOA - BIOPHARMA

Xem tiếp
BỆNH SẢN KHOA

BỆNH SẢN KHOA

CÁC BỆNH SẢN KHOA - BIOPHARMA

Xem tiếp
Bệnh Viêm da

Bệnh Viêm da

Viêm da - ghẻ

Xem tiếp
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ SINH HỌC DƯỢC PHẨM XANH
GREEN BIOTECHNOLOGY PHARMACEUTICAL., JSC - BIOPHARMA
Add: 11/64/26- Phan Dinh Giot str.-Phuong Liet ward- Thanh Xuan dist.- Ha Noi city-
Tel: +84 2466 809 831*Hotline: +84 912 906 486*Email: mkt.biopharma@gmail.com*Website: biopharma.com.vn

 

 
 

  Hotline: 02466809831