BỆNH SẢN KHOA

21-02-2017 17:38

 

BỆNH TRONG THỜI KỲ MANG THAI

1. Sẩy thai

Tất cả các trường hợp thai bị tống ra trước thời kỳ sinh đẻ bình thường đều gọi là sẩy thai.

Sẩy thai hoàn toàn là trường hợp toàn bộ thai không tiếp tục phát triển được, bị tiêu đi hoặc bị tống ra quá sớm.

Sẩy thai không hoàn toàn nếu có một cái thai hoặc một bộ phận thai không phát triển, còn các thai khác thì vẫn phát triển bình thường cho tới thời kỳ sinh đẻ. Sẩy thai không hoàn toàn thường gặp ở heo. Ví dụ trong số heo con đẻ ra có một vài con đã bị gỗ hoá.

Sẩy thai gây ra những hậu quả nghiêm trọng: gia súc mẹ bị mất sữa, sức khỏe giảm sút, có khi gây ra bệnh đường sinh dục dẫn đến vô sinh hoặc chết. Nếu là bệnh sẩy thai truyền nhiễm thì rất nguy hiểm, bệnh dễ lây sang cho gia súc khoẻ và có thể lây sang người.

1.1. Nguyên nhân gây sẩy thai

Có ba loại sẩy thai

1. Sẩy thai không truyền nhiễm

2. Sẩy thai truyền nhiễm

3. Sẩy thai do ký sinh trùng

Sẩy thai không truyền nhiễm thường được chia ra

-

-

-

-

Sẩy thai do nuôi dưỡng và do tổn thương chiếm tỷ lệ nhiều hơn cả. Các loài gia súc đều có thể bị sẩy thai không truyền nhiễm, trong đó ngựa và heo bị nhiều nhất.

* Sẩy thai tự phát

Do thai và các màng bọc phát triển không bình thường.

Tính biệt của thai cũng là một nguyên nhân gây ra sẩy thai.

Thai bị kỳ hình không nhất thiết gây ra sẩy thai, chỉ sau khi đẻ ra, do không thích ứng được với ngoại cảnh nên một số thai kỳ hình không thể độc lập sinh tồn được.

* Sẩy thai do bệnh

Do bộ phận sinh dục của gia súc mẹ có bệnh (bệnh toàn thân hoặc cơ năng bị rối loạn), nói theo nghĩa rộng có thể bao gồm cả sẩy thai do nuôi dưỡng và do tổn thương.

Có hai nguyên nhân:

- Bệnh của bộ phận sinh dục và rối loạn cơ năng: do viêm nội mạc tử cung mãn tính hoặc tử cung phát triển không đồng đều do bẩm sinh

- Các bệnh khác về tim phổi, gan thận, nhất là các bệnh của dạ dày ruột;  rối loạn cơ năng và thứ phát của các bệnh về hưng phấn thần kinh (quay cuồng, viêm màng não) đều có thể gây sẩy thai.

* Sẩy thai do nuôi dưỡng

Số lượng và chất lượng thức ăn nước uống không tốt, không đủ, chế độ nuôi dưỡng không đúng cũng gây ra sẩy thai.

* Sẩy thai do tổn thương

Có rất nhiều nguyên nhân

Trâu bò có chửa, bị húc, đá vào bụng, bị ngã, chuồng quá chật, gia súc chen lấn nhau, gia súc có chửa phãi 3 làm việc quá nặng nên bị quá mệt, kiểm tra thai qua trực tràng không đúng kỹ thuật làm gia súc mẹ giẫy giụa nhiều, khám âm đạo để mỏ vịt quá lâu, dùng thuốc làm cho âm đạo bị kích thích mạnh, phối giống khi gia súc chửa động hớn giả, đều có thể gây sẩy thai.

Heo có chửa nằm đè lên nhau, tranh nhau ổ nằm, vận động quá mạnh, nhảy qua tường cao, bị đánh đập và quát doạ làm cho dây thần kinh căng thẳng gây ra phản xạ tử cung co bóp, đều có thể gây sẩy thai.

1.2. Chẩn đoán

Trừ trường hợp trúng độc do nấm mốc, sẩy thai do nuôi dưỡng thì thai và màng thai  không có bệnh tích.

Muốn chẩn đoán chính xác sẩy thai do tai nạn cần phân tích tỉ mỉ nguyên nhân gây bệnh của gia súc.

1.3. Phương pháp xử lý sẩy thai

Khi có sẩy thai:

- Phải tích cực điều trị

- Phải điều tra tỉ mỉ để nắm được cụ thể bệnh sử của từng con, nguyên nhân sẩy thai, thời vụ sẩy thai, tình trạng nuôi dưỡng, tình trạng mang thai, từ đó rút ra quy luật của sẩy thai trong đàn bò và có những biện pháp phòng chống có hiệu quả.

Khi thai đã chết và cổ tử cung đã mở thì nên làm cho thai tống ra sớm, tránh để thai thối rữa trong tử cung, ảnh hưởng đến bộ phận sinh dục và sự sinh đẻ sau này của gia súc.

Nếu nghi là do bệnh sẩy thai truyền nhiễm hoặc do ký sinh trùng đường sinh dục thì gửi cả thai, màng thai, các chất bài tiết của thai (không được mổ thai để tránh bệnh lây lan) đến phòng xét nghiệm thú y. Đồng thời phải kiểm tra máu của gia súc mẹ, tiêu độc  triệt để phần sau cơ thể, những nơi bị ô nhiễnm và cách ly con vật cho đến khi xác định rõ nguyên nhân. Bệnh sẩy thai truyền nhiễm có thể lây sang cho người nên khi xử lý các trường hợp sẩy thai phải chú ý hết sức bảo hộ lao động.

2. Bại liệt trong khi mang thai

2.1. Nguyên nhân

Nguyên nhân chủ yếu của bệnh là do chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý, khai thác và sử dụng không đúng kỹ thuật, đặc biệt là khẩu phần thức ăn không đầy đủ, không cân đối, không phù hợp với sự phát triển của thai theo từng giai đoạn. Khi gia súc mẹ có thai ở thời kỳ cuối, để đảm bảo cho sự phát triển của bào thai cơ thể mẹ cần nhiều đạm,  vitamin và khoáng, đặc biệt là nhu cầu về Ca và P để hình thành và phát triển bộ xương của bào thai. 

Để đảm bảo cho sự phát triển bộ xương của bào thai Ca và P phải được rút từ cơ thể mẹ nên làm cho bò mẹ thiếu các loại khoáng này. 

2.2. Triệu chứng

Bệnh phát triển một cách từ từ hoặc xảy ra một cách đột ngột. Trường hợp bệnh xảy ra từ từ thì lúc đầu con vật đi lại khó khăn, đi tập tễnh, đứng không vững trong một vài ngày sau đó vật nằm bẹp một chỗ không đứng dậy được. Trường hợp bệnh xảy ra đột ngột thì vật không có biểu hiện triệu chứng vận động khó khăn mà con vật đang ở trạng thái bình thường, đột nhiên nằm xuống và không đứng dậy được.

2.3. Điều trị

Kịp thời bổ sung khoáng và những yếu tố dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể mẹ, đồng thời đề phòng những tình trạng kế phát.

* Hộ lý

- Cho vật nằm trên nền chuồng độn nhiều rơm rạ hay cỏ khô, luôn trở mình cho con vật để tránh hiện tượng bầm huyết và tụ huyết. Tốt nhất là dùng vòng buộc dây mềm bản to để cố định con vật đứng trong gióng.

- Cho vật ăn thức ăn dễ tiêu, giàu đạm và vitamin, tăng cường bổ sung khoáng bằng cách cho ăn thêm bột xương, cua, ốc, cá...

- Luôn theo dõi để kịp thời xử lý những hiện tượng kế phát nếu có.

* Dùng thuốc

- Với gia súc quý cho uống dầu cá.

- Tiêm  tĩnh  mạch  canxi  clorua  hay  gluconat  canxi,  có  thể  dùng  ravitfor  hay carbiron tiêm tĩnh mạch hoặc bắp thịt.

 

BỆNH SAU KHI SANH

1. SÓT NHAU

Sau khi sanh một thời gian nhất định mà nhau không bị tống ra gọi là sót nhau (sát nhau). Bệnh phổ biến ở trâu bò, nhất là ở bò sữa ngoại thuần chủng và ở bò sữa lai.

1.1. Nguyên nhân

- Sau khi sanh tử cung co bóp yếu, sức rặn của con mẹ giảm.

- Nhau  con  và nhau mẹ dính  chặt  với nhau.

1.2. Triệu chứng và chẩn đoán

- Sót nhau toàn phần

Là toàn bộ màng thai nằm lại trong tử cung. Sau khi đẻ từ 12-24 giờ mà nhau không ra, con vật ủ rũ, bỏ ăn, thân nhiệt cao, mạch và nhịp thở nhanh. Nếu không điều trị thì sinh bại huyết và chết trong 2-3 ngày.

- Sót nhau một phần

Chỉ có thể phát hiện được bằng cách kiểm tra kỹ phần nhau đã ra ngoài, cần chú ý những chổ màng nhung mao bị rách. Nếu đem khớp chỗ bị rách lại mà máu không khít thì một phần nhau đã sót.

* Điều trị

- Phương pháp bảo tồn

Chủ yếu dùng các loại thuốc kích thích tử cung co bóp để đẩy nhau thai và các sản vật trung gian ra ngoài. Các thuốc thường dùng là oxytoxin 30-40 UI (6-8ml) tiêm dưới da ngày 2 lần. Dùng các dung dịch thuốc sát trùng ở nồng độ thích hợp  thụt  rửa  tử cung ngày 1  lần. Sau khi  rửa  sạch đặt  trực tiếp kháng sinh vào tử cung hoặc đặt các loại kháng sinh dạng viên vào tử cung.

- Phương pháp bóc nhau

Chuẩn bị

Cố định gia súc chặt chẽ, cẩn thận. Dùng nước xà phòng ấm thụt vào trực tràng để kích thích thải phân tránh nhiễm bẩn khi tiến hành thủ thuật. Rửa sạch âm môn, gốc đuôi và 2 bên mông bằng dung dịch sát trùng nhẹ, buộc đuôi con vật sang một bên.

Cắt nhẵn móng tay, rũa bằng đề phòng làm sây sát niêm mạc tử cung, vô trùng tay và làm trơn tay bằng vaselin hay dầu paraphin.

Tiến hành bóc nhau

Tay trái cầm phần nhau hay cuống rốn đã bộc lộ ra ngoài, nâng lên và kéo nhẹ.  Tay phải luồn theo cuống dây rốn luồn vào giữa màng thai và niêm mạc tử cung. Khi tìm được chỗ núm nhau mẹ và nhau con còn dính nhau. Ngoài tay trỏ và ngón giữa kẹp lấy núm nhau mẹ, dùng ngón tay cái tách dần núm nhau con ra khỏi núm nhau mẹ.

Tiến hành như vậy một cách  từ  từ, cẩn  thận  từ núm nhau này đến núm nhau khác. Trong khi bóc nhau phải chú ý phân biệt những núm nhau mặt trơn bóng loáng là núm nhau mẹ và nhau con còn dính vào nhau, còn những núm nhau mặt xù xì nháp là núm nhau mẹ. Khi bóc nhau cần bóc từng núm một từ gần đến xa, từ trên xuống dưới, bóc lần lượt tới khi hết.

2. VIÊM VÚ

Viêm vú là một bệnh thường gặp ở các loại gia súc như bò (nhất là bò sữa), dê và thỏ. nhiều khi bệnh mang tích chất truyền nhiễm.

2.1. Nguyên nhân

Các vết thương: bản thân các vết thương tạo thành cửa xâm nhập của vi khuẩn vào tuyến vú, đồng thời chúng làm giảm sức đề kháng tự nhiên của gia súc đối với tất cả các trường hợp viêm nhiễm

Do kế phát bệnh viêm tử cung, sót nhau, cơ thể bị nhiễm trùng huyết, vi trùng tuần hoàn theo máu đến bầu vú gây viêm.

Do nái ăn nhiều chất đạm, khi sanh lượng sữa quá nhiều, con bú không hết, sữa tích tụ lại trong bầu vú căng cứng gây viêm hoặc do thói quen nái không trở mình khi cho con bú, hàng vú (vú) bên kia sẽ căng sữa và gây viêm

2.2. Triệu chứng

Biểu hiện của bệnh viêm vú rất đa dạng. Tuỳ thuộc vào mức độ viêm nhiễm có những biểu hiện: Vú sưng đỏ, sờ vào thấy nóng, ấn vào con vật có phản ứng đau. Nếu viêm nặng con vật bỏ ăn, không cho con bú hoặc vắt sữa, sốt cao trong suốt thời gian viêm. Sữa ít, vắt thấy có vón cục hoặc có các vết máu, đôi khi có các vết mủ và sữa có thể có dạng rất lỏng.

Thành phần sinh hoá học thay đổi

  • Tăng số lượng tế bào soma.
  • Thay đổi độ axít của sữa.
  • Tăng tỷ lệ albumin.
  • Thay đổi hàm lượng các chất điện giải trong sữa.
  • Tăng hoạt tính của các enzym trong sữa.

2.3. Điều trị viêm vú

Trong các trường hợp viêm vú lâm sàng cần áp dụng những biện pháp sau đây:

  • Vắt thải sữa thường xuyên
  • Sử dụng kháng sinh: cloxacilline, oxacilline, dicloxacilline, licomycine, erytromycine, kanamycine, bacitracine. 

Thường áp dụng 2 lần điều trị kháng sinh vào bầu vú cách nhau 24 giờ. Lần thứ nhất, thực hiện sau khi vắt sữa (hoàn toàn) vào buổi tối, ngày tiếp theo lại vắt kiệt sữa, sau đó tiêm liều kháng sinh thứ hai vào khoang vú bị bệnh. Nếu không khỏi thì tiếp tục kéo dài điều trị theo cách này tuỳ theo mức độ cần thiết.

  • Điều trị triệu chứng
    • Có thể  tiến hành  điều trị kháng viêm kết hợp với điều trị kháng khuẩn.
    • Thường xuyên rửa bầu vú bằng nước lạnh.
    • Các trường hợp cấp tính có thể tiêm các corticosteroide hoặc đưa thẳng vào bầu vú
    • Khi gia súc bị đau nặng có thể tiêm thuốc giảm đau.  

3. BẠI LIỆT SAU KHI SANH

Bệnh  thường xảy ra sau khi đẻ 2-3 ngày đến trên 1 tháng hoặc sau khi sảy thai.

3.1. Nguyên nhân

Do đẻ khó phải dùng tay can thiệp, đưa tay vào tử cung không đúng kỹ thuật gây tổn thương dây thần kinh hông lớn. Dây thần kinh này chỉ đạo sự vận động của hai chi sau, vì vậy , khi bị tổn thương sẽ dẫn đến bại liệt.

Do khẩu phần thiếu Ca, P hoặc thiếu vận động dưới ánh nắng hoặc thiểu năng tuyến giáp trạng (giống bại liệt trước khi đẻ), làm quá trình cấu tạo nên xương mẹ thiếu Ca, P.

3.2. Triệu chứng

Sau khi đẻ 1-2 ngày heo nái bị bại hai chân sau không đi được (thường do tổn thương thần kinh hông). Nếu sau 15-30 ngày bị liệt thường do thiếu Ca, P.

- Vật kém ăn hoặc bỏ ăn; trâu, bò nhu động dạ cỏ giảm, không nhai lại, không đại tiểu tiện, chướng hơi nhẹ.

- Nhiệt độ cơ thể tăng đột ngột (41-420C), thở mạnh, chảy nước vãi

- Bồn chồn, mắt lờ đờ, chân sau lảo đảo, đứng không vững, run rẩy, co giật... sau đó 4 chân mất cảm giác và liệt hẳn.

Trong các trường hợp bệnh nhẹ con vật có biểu hiện ăn ít, đi lại khó khăn, xiêu vẹo và cuối cùng  liệt chân. Khi đã  liệt, thân nhiệt giảm hơn bình thường, khô mũi, thở khó và sâu, lúc đầu tim đập nhanh, mạnh sau đó yếu dần.

3.3. Chẩn đoán

- Dựa vào các  triệu chứng  lâm  sàng như  trên.

- Nếu làm xét nghiệm máu sẽ thấy lượng canxi chỉ còn 50% so với bình thường.  

3.4. Phòng và trị bệnh

  • Phòng bệnh

Khi nái đẻ khó (phải can thiệp như trường hợp đẻ khó) phải thap tác nhịp nhàng đưa tay vào kéo thai ra theo nhịp rặn đẻ của mẹ, tránh làm quá mạnh tổn thương đến dây thần kinh hông.

Sau khi đẻ phải cho vận động, chuồng nuôi nên có ánh nắng chiếu vào buổi sáng và ban chiều, khẩu phần ăn bổ sung Ca, P, Vitamin A, D (theo tỷ lệ như bại liệt trước khi đẻ).

  • Trị bệnh
    • Bổ sung Canxi:

Dùng tiêm bắp thịt hoặc tĩnh mạch.

  • Trợ tim, mạch:
  • Chăm  sóc  hộ  lý: Để  con  vật nằm yên  tĩnh, giữ gìn vệ  sinh  sạch  sẽ,  tăng  lượng canxi trong khẩu phần ăn hàng ngày.

 

 

Bình chọn tin tức: (5.0 / 1 đánh giá)

Tin tức liên quan

BỆNH TIÊU CHẢY

BỆNH TIÊU CHẢY

ĐẶC TRỊ BỆNH

Xem tiếp
BÊNH VIÊM PHỔI - SUYỂN APP

BÊNH VIÊM PHỔI - SUYỂN APP

CÁCH ĐIỀU TRỊ HO SUYỄN

Xem tiếp
Bệnh hen khẹc - crd

Bệnh hen khẹc - crd

Cách điều trị bệnh hen khẹc - Biopharma

Xem tiếp
Bệnh phân trắng phân xanh gia cầm

Bệnh phân trắng phân xanh gia cầm

Cách điều trị bệnh tiêu chảy - Biopharma

Xem tiếp
BỆNH NỘI KHOA

BỆNH NỘI KHOA

KÝ THUẬT BỆNH NỘI KHOA

Xem tiếp
BỆNH NGOẠI KHOA

BỆNH NGOẠI KHOA

CÁC BỆNH NGOẠI KHOA - BIOPHARMA

Xem tiếp
Bệnh Viêm da

Bệnh Viêm da

Viêm da - ghẻ

Xem tiếp
Bệnh thiếu Vitamin E

Bệnh thiếu Vitamin E

Thiếu Vitamin E trên vật nuôi đẻ

Xem tiếp
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ SINH HỌC DƯỢC PHẨM XANH
GREEN BIOTECHNOLOGY PHARMACEUTICAL., JSC - BIOPHARMA
Add: 11/64/26- Phan Dinh Giot str.-Phuong Liet ward- Thanh Xuan dist.- Ha Noi city-
Tel: +84 2466 809 831*Hotline: +84 912 906 486*Email: mkt.biopharma@gmail.com*Website: biopharma.com.vn

 

 
 

  Hotline: 02466809831